Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Kỹ thuật phân tích thị trường cơ bản bằng các công cụ của Poloniex

Trước tiên khi bắt đầu những thứ cơ bản để giao dịch với Poloniex, mình sẽ chia sẻ với mọi người thông tin như sau:
  • Thị trường là tự nhiên, không ai có thể thao túng được thị trường. Có nghĩa là nếu thị trường đang xu hướng đi lên thì nó sẽ tiếp tục lên cho tới khi nào mệt thì nó tự đổi chiều. Thao túng thị trường chỉ làm thay đổi giá cả trong ngắn hạn, không ai muốn làm điều đó để gánh thiệt hại cả.
  • Giá cả là sự phản ánh của niềm tin hoặc nỗi sợ. Cũng giống như thị trường, chỉ có thể thao túng giá cả trong ngắn hạn. Chẳng hạn như thông tin tiêu cực sẽ làm giá sụt giảm và sụt giảm tới đáy cho tới khi nào không sụt được nữa thì nó tự động đảo chiều. Cũng như việc thổi phồng bong bóng cũng sẽ tới lúc nào đó nó tự nổ thôi, không có bong bóng nào vĩnh viễn cả. Hãy để mọi thứ tự nhiên nhất.
Đây là những thông tin cơ bản nhất về công cụ phân tích của sàn Poloniex để hỗ trợ các bạn khi giao dịch. Chỉ cần kết hợp kiến thức này với bản lĩnh và kinh nghiệm thị trường thì bạn hoàn toàn làm chủ cuộc chơi trong Poloniex. Các bạn có thể xem hướng dẫn tạo tài khoản và giao dịch căn bản tại đây.

Nến

Candlestick

Đây là đồ thị nến 5 phút trong 6 giờ. Mỗi một giờ có 60 phút - tương đương với 60/5 = 12 cây nến.

Vậy trong 6 giờ sẽ có 6x12 = 72 cây nến, các bạn có thể kiểm tra.

Mỗi một cây nến sẽ cho chúng ta biết giá trị của mỗi giao dịch trong 5 phút. Thông tin của nến bao gồm:

Thân nến: Cho biết giá mức chênh lệch giữa giá đóng cửa và giá mở cửa, nến càng dài thì độ chênh lệch càng cao.
  • Xanh: giá đóng cửa tăng so với giá mở cửa.
  • Đỏ: giá đóng cửa giảm so với giá mở cửa. 
  • Không có gì: giá đóng cửa bằng giá mở cửa.
Dây nến: Là sợi dây màu đen nằm ở trên hoặc dưới thân nến.
  • Dây nến trên: giá cao nhất trong một giao dịch
  • Dây nến dưới: giá thấp nhất trong một giao dịch

Fib Levels

Fibonacci

Hay còn gọi nôm na là đường Fibonacci. Chúng ta nói sơ về đường này nhé, đường này do một ông nào đó nghiên cứu thỏ và tìm ra được dãy số (0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144...).

Trong dãy số này ta lấy số trước chia cho số sau sẽ được tỉ lệ vàng là 161.8%. Ví dụ:
3/2 = 5/3 = 8/5 = 13/8 = 21/13 = 34/21 = 161,8%

Từ con số 161,8% người ta tìm ra các tỉ lệ 23.6%, 38.2%, 50% và 61,8% và vẽ vào biểu đồ trong Poloniex. Đường Fibonacci này dùng để bắt đáy khi giá đang bắt đầu giảm, bạn sẽ phải dự đoán khi giá giảm đến bao nhiêu thì nên mua lại.

Ví dụ: Giả sử tỷ giá của cặp ETH/BTC tăng từ 0.01146 lên đến 0.01210, điều đó có nghĩa là ETH đã tăng được 0.00064. Ta sẽ tính được 23.6%, 38.2%, 50% và 61,8% của 0.00064 là bao nhiêu.
  • 23.6% x 0.00064 = 0.00015104
  • 38.2% x 0.00064 = 0.00024448
  • 50% x 0.00064 = 0.00032
  • 61.8% x 0.00064 = 0.00039552
4 kết quả trên cho chúng ta biết các mức quan trọng khi giá ETH sẽ giảm lần tới so với đỉnh điểm. Có nghĩa là giá ETH có thể chạm những mức sau:
  • 0.01146 + 0.00015104 = 0.01161104
  • 0.01146 + 0.00024448 = 0.01170448
  • 0.01146 + 0.00032 = 0.01178
  • 0.01146 + 0.00039552 = 0.01185552
Công cụ này chỉ mang tính chất tham khảo, để có thể đưa ra dự đoán chính xác cần kết hợp với nhiều công cụ khác.

SMA Period

SMA

Đây là một đường rất quan trọng cần phải biết, đường SMA còn gọi là đường trung bình di động đơn giản cho biết xu hướng của thị trường. Đường SMA ký hiệu là SMA (n) với n tùy chọn cho biết tổng số ngày giao dịch. Các bạn có thể lựa chọn đường SMA tùy vào nhu cầu của bản thân. Đường SMA càng nhỏ thì càng theo sát mức giá hơn. Ví dụ:
  • n=10,20,30 => SMA (10) ; SMA (20); SMA(30) => thường dùng cho dự đoán xu hướng ngắn hạn
  • n= 50 => SMA (50) => thường dùng cho dự đoán xu hướng trung hạn
  • n=100,200 => SMA (100); SMA(200) => thường dùng cho dự đoán xu hướng dài hạn

Khi đường giá cắt vào đường SMA và đi xuống cho biết xu hướng thị trường sẽ giảm và ngược lại khi đường giá cắt vào đường SMA và đi lên cho biết xu hướng thị trường sẽ tăng.

Bollinger Band

Bollinger Band

Đường Bollinger là 2 đường cặp song kèm vào đường giá. Đường SMA sẽ nằm giữa 2 đường này. Khi đường giá chạm vào đường Bollinger thì giá sẽ bị phản ngược lại. Ví dụ như khi giá chạm vào đường Bollinger dưới thì lập tức sẽ nảy lên ngay, còn khi chạm vào trên thì bị dội ngược xuống.

Bollinger Band

Khi 2 đường Bollinger này co hẹp lại vào đường giá sẽ báo hiệu một chu kỳ tăng/giảm cực mạnh. Đường này không hữu dụng cho lắm nhưng vẫn phải kết hợp lại để phân tích chuẩn xác hơn.

EMA Period

Còn gọi là đường trung bình di động hàm mũ, đường này thuộc về mức độ nâng cao của SMA khi theo cực sát mức giá. Hay nói cách khác SMA chỉ sử dụng để đoán xu hướng giá tương lai còn EMA sử dụng để phản ứng lại sự thay đổi ngắn hạn của giá. Việc sử dụng EMA hay SMA tùy thuộc vào sở thích của mỗi người vì cơ bản 2 đường này giống nhau.

MACD

MACD

Còn gọi là đường trung bình di động hội tụ phân kỳ. Đường này cho biết khi nào thì nên mua và khi nào thì nên bán. Trên Poloniex chúng ta sẽ thấy đường MACD màu vàng, đường SIG màu tím và đường Zero nằm ngay giữa.
  • Khi đường MACD cắt vào đường SIG và chạy lên trên thì đó là chu kỳ mua.
  • Khi đường MACD cắt vào đường SIG và chạy xuống dưới thì đó là chu kỳ bán.
  • Khi đường MACD cắt vào đường Zero và chạy lên trên thì thị trường đi lên.
  • Khi đường MACD cắt vào đường Zero và chạy xuống dưới thì thị trường đi xuống.

Buy - Sell Order

Buy - Sell Order

Ngoài ra sàn Poloniex còn bị chi phối rất mạnh bởi "whale". Bạn cần phải nhìn vào khối lượng đơn hàng để biết mức cản hay mức nâng đỡ hiện tại. Bằng cách nhìn vào mục Sell Order, chúng ta sẽ thấy có một lượng lớn đơn hàng trị giá 126.4 BTC bán ETH ở mức giá 0.0118 và  166.8 BTC bán ETH ở mức giá 0.0125. Điều đó có nghĩa là nếu ETH muốn nhảy vọt lên trên thì cần phài phá vỡ bức tường cản ở mức giá đó. Phần này thuộc về kinh nghiệm thị trường của mỗi người nên mình sẽ không đi sâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét