Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc dần suy yếu và hy vọng từ Quỹ Bitcoin ETF

Quỹ Bitcoin  ETF

Kịch bản đầu năm 2017 giống hệt như những gì xảy ra ở thời điểm tháng 11/2013, khi Bitcoin lần đầu tiên vượt qua mốc $1,000 và đang trên đà tăng trưởng. Và một cuộc đàn áp bởi Chính phủ Trung Quốc khiến Bitcoin sụt giảm nghiêm trọng những tháng sau đó.

Ngày 01/01/2017, Bitcoin vượt mốc $1,000 sau hơn ba năm và chạm đỉnh điểm $1,150 trong ngày 05/01/2017. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) ngay sau đó đã triệu tập một cuộc họp kín với các Sàn giao dịch Bitcoin lớn như Huobi, BTCC và OKCoin để đề xuất các quy định trong tương lai và cảnh báo những rủi ro khi giao dịch. Tiếp theo đó là một đợt thanh tra thực tế tại 3 sàn này để điều tra nghi vấn rửa tiền và các hành vi bất hợp pháp khác. Sự kiện này khiến giá Bitcoin sụt giảm còn $780 vào ngày 12/01/2017.

Bitcoin đang dần trở thành một thứ tài sản

Có nhiều nét tương đồng so với bong bóng năm 2013, tuy nhiên Bitcoin đang dần trưởng thành hơn trước. Sau khi đối mặt với một đợt sụt giá trong ngắn hạn, Bitcoin nhanh chóng hồi phục trở lại mốc $900 và vượt mốc $1,000 trong tháng 2/2017. Mặc cho những quy định mới còn nhiều ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch Bitcoin tại thị trường Trung Quốc.

Các sàn giao dịch Bitcoin Trung Quốc đã phải tạm ngưng hình thức giao dịch ký quỹ (margin) và áp dụng mức phí 0.2% để chống lại các hành vi làm lũng đoạn thị trường. Trước đó với mức phí 0% là nguyên nhân chính khiến khối lượng giao dịch ảo gia tăng nhanh chóng, đồng thời đẩy giá Bitcoin lên quá nhanh.

Ngày 09/02/2017, Huobi và OKCoin phải thông báo đình chỉ mọi hoạt động rút tiền sau khi PBOC đe doạ đóng cửa tất cả các sàn giao dịch nếu không tuân thủ chính sách KYC/AML. Sau thông báo này giá Bitcoin ngay lập tức giảm còn $965 nhưng lại phục hồi ngay sau đó 2 ngày. Điều đó rõ ràng đang chứng minh tầm ảnh hưởng của Trung Quốc lên Bitcoin dần suy yếu.

Không chỉ khối lượng giao dịch, giá Bitcoin ít xảy ra biến động mạnh do PBOC đã ngừng tác động vào Bitcoin.

Đỉnh điểm mới nhất từ nhiều suy đoán về Quỹ Bitcoin ETF

Khi ảnh hưởng từ Trung Quốc dần giảm đi khiến giá Bitcoin ổn định hơn. Ngày 23/02/2017 giá Bitcoin vượt trên mốc $1,200 lần đầu tiên trong lịch sử.

Có nhiều nguyên nhân khiến giá Bitcoin tăng lên như: nhu cầu về Bitcoin gia tăng, các phương tiện truyền thông chính thống đưa tin, dự đoán giá Bitcoin từ các chuyên gia... Nhưng lý do nổi bật nhất chính là dự đoán quyết định của Uỷ ban Chứng khoán và Hối đoái Hoa Kỳ (SEC) về Quỹ Bitcoin ETF.

Nếu SEC chấp thuận niêm yết công khai Quỹ Bitcoin ETF của anh em nhà Winklevoss lên thị trường với mã COIN vào ngày 11/03/2017, nhiều khả năng Bitcoin sẽ tăng giá khi nhiều người thêm COIN vào danh mục đầu tư. Nếu Quỹ Bitcoin ETF của Winklevoss được chấp thuận thì đó sẽ là tiền đề cho các Quỹ Bitcoin ETF khác như Bitcoin Investment Trust hay SolidX. Nếu các nhà đầu tư ngừng đổ tiền vào Quỹ Bitcoin ETF thì quỹ này phải mua thêm Bitcoin để đưa giá quay trở lại.

Mặc dù cơ hội cho Quỹ Bitcoin ETF khá mong manh, nhưng với tiềm năng phát triển của Bitcoin thì niềm tin vào đợt xét duyệt này khá đáng kể. Ngân hàng đầu tư Needham & Company ước tính giá Bitcoin sẽ đạt khoảng $3,200 cho mỗi đồng nếu COIN được niêm yết.

Với khả năng tăng giá từ Quỹ Bitcoin ETF và nhược điểm biến động giá dần được khắc phục. Không có gì quá ngạc nhiên khi rất nhiều đổ xô đi mua Bitcoin khiến giá đi lên. Do đó tỉ lệ giữa lợi nhuận và rủi ro đang nghiêng dần về phía tích cực nhiều hơn.

Theo dõi thêm hợp đồng nhị phân về xác suất chấp thuận đơn xét duyệt của các nhà đầu tư tại đây: https://www.bitmex.com/app/trade/COIN_BH17

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

Điều gì khiến Dash tăng giá vượt trội trong năm 2017 ?

Dash

Dash đã có một bước tăng trưởng vượt trội trong hơn hai tháng trở lại đây. Từ mức giá $12.3 tại thời điểm đầu năm 2017 và bây giờ đang ở mức đỉnh điểm $26. Điều đó có nghĩa là tất cả những nhà đầu tư đã đạt gấp đôi lợi nhuận khi sở hữu Dash. Sau khi đánh bại Monero và Ethereum Classic, giờ đây Dash đang đe doạ vị trí Top 4 của Litecoin với tổng giá trị vốn hoá thị trường hơn 180 triệu USD. Vậy chính xác thì điều gì đã khiến Dash có một bước tăng trưởng vượt trội như vậy ?

Kết thúc Quý 4/2016 với một không khí ảm đạm cho các nhà đầu tư, khi giá Dash tụt $2 cho mỗi đồng. Đã có lúc Dash chạm đáy $8.5 vào tháng 11. Một đợt sóng ngầm bắt đầu ngay khi Bitcoin gặp sự cố đầu năm 2017, trung bình mỗi ngày có 2 triệu USD khối lượng giao dịch Dash. Điều đó khiến Dash trở thành loại Cryptocurrency được giao dịch nhiều thứ 6 trên thế giới.

Cùng thời điểm đó, ví phần cứng Trezor và KeepKey cũng tuyên bố hỗ trợ lưu trữ Dash. Đội ngũ phát triển của Dash cũng đã mở một trụ sở mới tại Đại học bang Arizona. Nhưng điều quan trọng khiến Dash tăng trưởng vượt trội như vậy chính là bản nâng cấp Sentinel - hay còn gọi là Dash v12.1. Đây là phiên bản cập nhật lớn nhất từ trước đến giờ và được nhiều kỳ vọng từ hệ thống thanh toán phân cấp Dash Evolution.

Bản nâng cấp Sentinel sẽ bổ sung và cập nhật các giao thức phụ trợ, quản trị, biểu quyết và các chức năng riêng tư.

Dash là một loại Cryptocurrency mã nguồn mở được phát hành năm 2014 dưới tên gọi Xcoin. Sau vài lần đổi tên và cuối cùng đội ngũ phát triển lấy tên gọi là Digital Cash (Dash). Dự kiến cuối năm 2017 Dash sẽ phát hành Dash Evolution, do đó vẫn còn nhiều tiềm năng triển vọng đối với Dash.

Dash Evolution sẽ cung cấp miễn phí nền tảng thanh toán trực tuyến và giao dịch tức thời. Mỗi nền tảng sử dụng Dash sẽ liên kết trực tiếp vào hệ thống Blockchain. Khách hàng chỉ cần kết nối để mua sắm trực tiếp hoặc ghi nợ tự động thông qua dịch vụ thuê bao.

Hệ thống thanh toán phân cấp này được xem như một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với PayPal hay Venmo. Dash Evolution sẽ tự động truy cập website hay các thiết bị di động mà không thông qua trung gian nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các tính năng bảo mật.

Tìm hiểu thêm về Dash, vui lòng tham khảo:

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Bitcoin tăng giá: Hiệu ứng Donald Trump và Quỹ Bitcoin ETF


Bitcoin đạt mức đỉnh điểm cao nhất mọi thời đại trong giai đoạn các nhà đầu tư xem xét loại tiền tệ kỹ thuật số này như một kênh trú ẩn an toàn chống lại các chính sách của Tổng thống Donald Trump. Nhiều suy đoán cho rằng chính quyền của ông sẽ thả lỏng các quy định về việc quản lý Bitcoin và các loại tiền tệ kỹ thuật số khác.

Bitcoin đã tăng đến mức đỉnh điểm $1,185 trong phiên chốt giá 23:44 ngày 23/02/2017 theo ghi nhận từ CoinDesk, đây là mức giá kỷ lục so với đỉnh điểm tháng 11/2013.

CoinDesk Price

Bitcoin đã dần trở nên ổn định khoảng một tháng trở lại đây, mức giá thấp nhất khoảng $780 vào 11/01/2017 khi chính quyền Trung Quốc thắt chặt kiểm soát nguồn vốn trong đất nước cùng với những nỗ lực từ việc người dân sử dụng Bitcoin như một kênh trú ẩn và vận chuyển tài sản - kết quả là Trung Quốc chiếm phần lớn khối lượng giao dịch Bitcoin của thế giới.

Nhưng đợt tăng giá gần đây hoàn toàn không liên quan đến Trung Quốc - khối lượng giao dịch đã phản ánh điều đó. Thay vào đó là một làn sóng bất ổn chính trị toàn cầu liên quan đến các phát ngôn của Tổng thống Donald Trump.

Mark Bunger - một nhà phân tích tại Lux Research cho biết, một số nhà đầu tư đã đẩy giá tiền kỹ thuật số lên với hy vọng chính quyền sẽ thả lỏng các quy định tài chính - công nghiệp, giúp Bitcoin dễ sử dụng hơn và xây dựng các nền tảng ứng dụng xung quanh hệ sinh thái này.
"Tất cả là do Trump và hiệu ứng gợn sóng của Trump," Bunger nói.
Ngày 16/02/2017, Mick Mulvaney chính thức được Thượng viện Mỹ phê chuẩn chức vụ Giám đốc Ngân sách Nhà Trắng (OMB) với 51 phiếu thuận và 49 phiếu chống, đây là một cú hit lớn cho những tín đồ Bitcoin. Kể từ khi xác nhận mình là một người ủng hộ Bitcoin, giá Bitcoin và các loại cổ phiếu liên quan đã đồng loạt tăng. Mick Mulvaney là một nghị sĩ Đảng Cộng Hoà đến từ Nam Carolina, việc Mulvaney chỉ đạo trực tiếp ngân sách được xem như một điểm nhấn tích cực của Bitcoin.

Câu chuyện không kết thúc ở đó khi Peter Thiel - một nhà đầu tư tại BitPay đã vận động bầu cử cho Trump. Ông là một người ủng hộ Bitcoin và hiện tại ông đang là cố vấn cho Trump. Milo Yiannopoulos - cựu biên tập viên tạp chí công nghệ Breitbart News hiện đang đảm nhận chức vụ chiến lược gia trưởng và Chuyên viên Tư vấn cho Tổng thống Donald Trump, ông còn được biết đến như một tín đồ của Bitcoin. Với một dàn Nội các bao gồm các tỷ phú và những người ủng hộ Bitcoin thì việc Bitcoin tăng giá ngất ngưởng không có gì quá ngạc nhiên.

Ngoài ra còn một yếu tố quan trọng khác chính là: Quỹ Bitcoin ETF của anh em nhà Winklevoss sẽ được xem xét trong một vài tuần nữa, dù cho quỹ này có bị từ chối đi chăng nữa thì Bitcoin sẽ vẫn tiếp tục tăng giá như hiện tại. Nếu được chấp thuận, dự đoán quỹ này sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư bước vào hệ sinh thái Bitcoin. Nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều nghi ngờ trong quyết định của SEC đối với quỹ Bitcoin ETF.

Các loại tiền tệ kỹ thuật số không nằm trong quy định của bất kỳ chính phủ nào và được sử dụng trên toàn thế giới nhằm tránh lạm phát hay biến động chính trị. Năm ngoái Bitcoin đã tăng trưởng vượt trội so với các nguồn quỹ ngoại hối, chỉ số chứng khoán và các loại tiền tệ khác. Đó là lý do khiến mọi người tin rằng Bitcoin sẽ vẫn còn đi xa hơn nữa.
"Vốn hoá thị trường cao ngất ngưỡng có nghĩa là sẽ được nhiều người chú ý hơn."

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Tìm hiểu về ZCash - loại Cryptocurrency bị thổi phồng quá mức

Tìm hiểu về ZCash

Kể từ khi Bitcoin lần đầu tiên được công bố năm 2009, hàng trăm loại Cryptocurrency ra đời ngay sau đó không lâu. Những Cryptocurrency đó đã cố gắng giành lấy thị phần và cạnh tranh trên thị trường với Bitcoin. Một trong số đó như Ethereum hay NXT đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, tuy nhiên trong số đó vẫn không thể vượt lên vị trí đầu tiên của Bitcoin. Với thị phần chiếm gần trọn thị trường Cryptocurrency, Bitcoin trở thành loại tiền tệ kỹ thuật số phổ biến và thông dụng nhất.

Ngày cuối tháng 10/2016, một loại Cryptocurrency được phát hành dưới tên gọi ZCash. Trước khi có thông tin chính thức, ZCash đã được thổi phồng cách đó hơn một năm dưới tên gọi "kẻ huỷ diệt Bitcoin". ZCash (ZEC) cũng giống như hầu hết các Altcoin khác, đều sử dụng công nghệ Blockchain. Mọi giao dịch trên ZCash đều minh bạch trên mạng lưới Blockchain. Nhưng điểm khác biệt là số tiền giao dịch hay thông tin người giao dịch được giữ bí mật. Ngoài ra một điều đặc biệt là ZCash sử dụng thuật toán mã hoá tiên tiến nhất hiện nay gọi là "zero-knowledge proofs". Thuật toán này đảm bảo mọi giao dịch đều hợp lệ nhưng không tiết lộ bất kỳ thông tin nào. Nó che giấu hoàn toàn số tiền giao dịch và người giao dịch nhưng vẫn chống lại các hành vi gian lận double-spending. Chỉ có những người sở hữu chính xác khoá giải mã mới có thể nhìn thấy những chi tiết giao dịch. Người dùng ZCash có thể điều chỉnh tính năng này để cung cấp cho người khác theo ý muốn của họ.

Giữa ZCash và Bitcoin có những nét tương đồng như: sử dụng nền tảng Blockchain, những cạnh tranh trong việc xây dựng mã nguồn. Đội ngũ phát triển ZCash cho rằng với tính năng bảo mật hoàn toàn mới, đây là một phiên bản nâng cấp của Bitcoin. Một điều hoàn toàn căn bản đó là mọi giao dịch Bitcoin đều không thực sự ẩn danh hoàn toàn, muốn ẩn danh phải sử dụng những phần mềm hỗ trợ khác. Với ZCash thì mọi thứ hoàn toàn có thể, người dùng ZCash có thể lựa chọn gửi giao dịch một cách công khai hoặc bí mật.

ZCash cũng giống như Bitcoin, đều phải khai thác. Các thợ mỏ sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng mỗi khi thêm một khối mới vào Blockchain của ZCash. Để giảm tối thiểu nguy cơ tràn lan ZCash trên thị trường lúc khởi điểm, đội ngũ ZCash điều chỉnh số lượng ZEC đào được trong giai đoạn đầu. Một vài ngay sau khi được công bố ra thị trường, giá một ZEC là trên $1,000 và cho đến nay chỉ còn $30. Giá ZCash giảm nghiêm trọng do các thợ mỏ đổ xô đi khai thác ZCash và bán lấy Bitcoin hoặc Ethereum - điều này vô tình đẩy ZEC đi vào ngõ cụt. Ngoài ra Genesis Mining còn cung cấp dịch vụ khai thác Zcash trên nền tảng đám mây. Cho đến nay không ai còn dám chắc ZCash liệu có thể tồn tại được tiếp hay không, nhưng bạn chính là người quyết định tương lai của ZCash.

Điều khoản mới của quỹ Bitcoin ETF sẽ tác động tới nhà đầu tư như thế nào ?

Bitcoin Hard Fork

Trong tuần trước Winklevoss Bitcoin ETF đã gửi cập nhật dự thảo mới nhất đến cho Uỷ ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC), đây sẽ là bước ngoặc khiến SEC thay đổi quyết định của mình đối với quỹ Bitcoin ETF. Những sửa đổi bổ sung trong dự thảo Winklevoss Bitcoin ETF - hay còn được biết dưới tên gọi "COIN" - có thể được xem như một sự thay đổi các điều khoản.

Thay đổi này không diễn ra đồng nhất trong toàn bộ cộng đồng Bitcoin, điều này đã khiến nhiều tranh cãi gắt gao trên các mạng xã hội như Twitter hay Reddit. Cụ thể một số người lo ngại cho rằng bên chiến thắng như mong muốn sẽ tạo sự chia rẽ cộng đồng và trực tiếp ảnh hưởng vào các nhà đầu tư COIN trong tương lai. Và điều đó cũng sẽ gây thiệt hại lớn cho Bitcoin.

Hard Fork

Đây là chủ đề đang thống trị cộng đồng Bitcoin lúc này.

Hard Fork là cách duy nhất để mở rộng các giao thức Bitcoin vốn đã quá lỗi thời cho đến thời điểm hiện tại. Một rủi ro lớn nhất trong lúc này chính là sự đồng thuận của toàn bộ cộng đồng Bitcoin để cùng chuyển sang một giao thức mới. Vấn đề này khá khó khăn vì cộng đồng từng bị chia tách khi bàn về vấn đề mở rộng kích thước khối. Nếu một mạng lưới cùng xuất hiện giao thức cũ và giao thức mới hoạt động, hiện tượng chia tách xảy ra và cả hai sẽ vận hành trên hai Blockchain riêng cùng với hai đồng tiền riêng biệt.

Điều này khá giống với kịch bản của Ethereum tháng 7/2016. Vào đợt Hard Fork lần thứ 2 của Ethereum, một số người sử dụng đã bị kẹt lại trong giao thức cũ với tên gọi là "Ethereum Classic".

Nếu kịch bản diễn ra theo trường hợp xấu nhất, cả hai nhóm người dùng đều khẳng định Blockchain của mình là thật và nhóm bên kia là giả mạo, sẽ không dễ dàng giải quyết cuộc tranh chấp này vì không có ai đứng ra làm trung tâm xử lý mẫu thuẫn.

Việc sửa đổi này có thể vô tình khiến COIN khơi mào một cuộc chiến mới trong cộng đồng Bitcoin.

COIN ETF

ETF là một quỹ đầu tư nắm giữ rổ tài sản như chứng khoán, hàng hoá, trái phiếu hay các cổ phiếu trên sàn giao dịch.

Bộ đôi song sinh nổi tiếng trên mạng xã hội Cameron và Tyler Winklevoss được giao sứ mệnh thành lập quỹ Bitcoin ETF trong nhiều năm qua. COIN ETF cho phép các nhà đầu tư tham gia giao dịch Bitcoin mà không cần thực sự sở hữu hay mua bán Bitcoin trực tiếp. Mọi hoạt động đều thông qua Gemini - nhà giám sát (https://gemini.com/).

Việc sửa đổi dự thảo COIN ETF nhằm đề phòng rủi ro của việc Hard Fork. Nếu thực sự Hard Fork xảy ra, nhà giám sát sẽ lựa chọn chuỗi Blockchain được thợ mỏ ủng hộ sức mạnh tính toán cao nhất trong vòng 48 giờ kể từ khi có quyết định Hard Fork.

Hay nói cách khác: Blockchain "thật" dành cho COIN ETF sẽ là loại Blockchain được hỗ trợ sức mạnh tính toán cao nhất trong vòng 2 ngày - trừ khi người giám sát có quyết định khác.

Trường hợp tốt

Nếu Hard Fork thành công, toàn bộ sức mạnh tính toán ủng hộ chuỗi mới: không có hiện tượng chia tách.

Nhưng nếu bị chia tách, mọi thứ sẽ trở nên lộn xộn. Khi đó tất cả những ai đang sở hữu Bitcoin trong chuỗi mới sẽ đều sở hữu thêm Bitcoin trong chuỗi cũ. Điều này tương tự với những ai từng sở hữu ETH cũng sẽ sở hữu thêm ETC khi lúc mới Hard Fork.

Nhưng thay đổi điều khoản trong dự thảo không đề cập vào chuỗi thiểu số còn lại, nhưng nếu chuỗi thiểu số kia có giá trị hơn thì đó mới thực sự là rắc rối. Điều đó sẽ khiến COIN ETF gây thiệt hại cho các nhà đầu tư.

Trường hợp xấu

Một số người hay có quan niệm sai về sức mạnh tính toán, sức mạnh càng lớn không có nghĩa là Blockchain đó mới là "hàng thật", điều đó chỉ chứng minh được số người hiện đang ủng hộ cho Blockchain đó rất cao trong thời điểm hiện tại. Trong dự thảo mới của COIN ETF có nhắc đến sức mạnh tính toán là một yếu tố quyết định tất cả, điều này sẽ vô tình tạo ra một số rủi ro lớn.

Ví dụ, nếu Hard Fork xảy ra và các thợ mỏ đổ dồn sức mạnh tính toán cho chuỗi mới trong 48 giờ. Họ hoàn toàn có thể thiết lập lại giao thức mới mà họ muốn. Điều này còn đáng sợ hơn khi họ sẽ tạo ra những đồng Bitcoin không có thật mang đầy đủ những thuộc tính tương tự đồng Bitcoin bình thường.

Tổng kết

Do đó như thay đổi mới trong dự thảo đã làm nản chí những người mong chờ quỹ Bitcoin ETF được chấp thuận. Bitcoin cần nhiều thời gian phát triển hơn nữa, nếu mọi thứ chưa được hoàn thiện trong năm nay thì có lẽ hai hay ba năm tới để mọi người hiểu rõ về công cụ đầu tư này hơn. Nếu quỹ Bitcoin ETF được phê duyệt quá vội vàng thì không ai đảm bảo có điều gì xấu xảy ra ngay sau đó. Nhưng dù sao quỹ Bitcoin ETF là một bước tiến mới và cần được chỉnh sửa hoàn thiện trước khi đi vào hoạt động.

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Sự khác biệt giữa Proof-of-stake và Proof-of-work

Sự khác biệt giữa Proof-of-stake và Proof-of-work

Trong tương lai, Ethereum sẽ chuyển từ giao thức khai thác proof-of-work sang proof-of-stake. Cả hai thuật toán này đều hướng đến sự đồng thuận trong Blockchain nhưng nó lại có những hướng phát triển khác nhau.

Mỗi khi một khối được ra đời, mạng lưới Blockchain phải đạt được sự đồng thuận của toàn bộ thợ mỏ để quyết định khối đó đại diện cho tất cả các giao dịch hợp pháp. Blockchain là cỗ máy của sự tin tưởng, do đó đồng thuận là một cơ chế quan trọng của Blockchain. Vậy chính xác thì hai giao thức này khác nhau ở điểm nào ?

Proof-of-work là gì ?

Proof-of-work còn gọi là thuật toán bằng chứng công việc. Thuật toán proof-of-work giúp các thợ mỏ giải quyết những phương trình toán học. Để giải quyết phương trình toán học có rất nhiều cách, nhưng hệ thống chỉ chọn ra đáp án tối ưu nhất. Hệ thống Blockchain không thể bị đánh lừa vì nó sở hữu một danh sách các đáp án hợp pháp.

Vấn đề cốt lõi của proof-of-work chính là nguồn tài nguyên máy tính và năng lượng điện. Cần rất nhiều năng lượng cung cấp cho hệ thống máy tính để đưa ra được đáp án tốt nhất. Nếu nhìn về khía cạnh sinh thái, điều này hoàn toàn không có lợi. Các thợ mỏ sử dụng quá nhiều năng lượng và gây ảnh hưởng đến môi trường.

Bạn cần phải có một lượng lớn sức mạnh tính toán, nhiều hơn sức mạnh mà một máy tính phổ thông sở hữu. Điều đó sẽ khiến cộng đồng thợ mỏ gom cụm lại. Những thợ mỏ nhỏ lẻ sẽ không cạnh tranh được với thợ mỏ lớn hơn. Dẫn đến sự độc quyền khai thác mỏ từ các thợ mỏ lớn. Vì với sức mạnh tính toán lớn thì xác suất tìm ra đáp án nhanh và chính xác cao hơn những thợ mỏ nhỏ lẻ. Điều này đi ngược lại với lý tưởng của một hệ thống Blockchain phân cấp và có thể dẫn đến một cuộc tấn công 51%.

Tấn công 51%

Một cuộc tấn công 51% xảy ra khi một thợ mỏ hay một mining-pool kiểm soát được 51% sức mạnh tính toán trong mạng lưới. Khi đó họ sẽ thao túng toàn bộ giao dịch và gian lận. Bằng cách tạo ra những khối giả mạo, họ huỷ bỏ hoàn toàn những khối hợp lệ mà cộng đồng khai thác được.

Đó là lý do thuật toán proof-of-stake ra đời, hay còn gọi là thuật toán bằng chứng cổ phần. Khi một ai đó sở hữu 51% cổ phần nguồn cung của một loại tiền tệ kỹ thuật số cụ thể, dĩ nhiên họ sẽ không tự tấn công loại tiền tệ đó. Ngoài ra không ai dám bỏ tài sản ra mua 51% nguồn cung của một đồng tiền, rất tốn kém. Về mặt lý thuyết thì bất kỳ cuộc tấn công nào vào loại tiền tệ kỹ thuật số đó chỉ làm mất giá trị cổ phần mà họ sở hữu.

Proof-of-stake là gì ?

Thuật toán proof-of-stake xảy ra khi một thợ mỏ góp cổ phần vào loại tiền tệ kỹ thuật số cụ thể để xác minh cho khối giao dịch. Thuật toán proof-of-stake khá đơn giản cho máy tính vì bạn chỉ cần chứng minh mình sở hữu một tỉ lệ cổ phần của loại tiền tệ kỹ thuật số. Ví dụ nếu bạn sở hữu 5% lưu lượng Ethereum đang tồn tại thì bạn có quyền khai thác 5% tất cả giao dịch Ethereum.

Proof-of-stake là một hệ thống công bằng hơn proof-of-work khi tất cả mọi người đều có thể trở thành thợ mỏ. Không phân biệt nhỏ hay lớn, quy mô khai thác sẽ tỉ lệ tuyến tính với số lượng cổ phần sở hữu. Điều đó khuyến khích cộng đồng tham gia vào việc xác nhận giao dịch, tăng cường tính phân cấp và dân chủ hơn.

Thay đổi

Giao thức Casper là một thay đổi mới để chuyển Ethereum từ thuật toán khai thác proof-of-work sang proof-of-stake. Nhưng điều này vẫn chưa được chấp thuận. Proof-of-stake sẽ loại bỏ những thợ mỏ truyền thống và xây dựng hệ thống thợ mỏ ảo hoặc người xác nhận. Để trở thành một người xác nhận, bạn cần có một lượng Ether nhất định để tạo hợp đồng với Casper. Xác suất giúp người xác nhận khai thác được một khối tỉ lệ thuận với cổ phần của họ. Điều này khá giống proof-of-work khi khai thác một khối tỉ lệ thuận với sức mạnh tính toán của thợ mỏ.

Khi bạn đang góp cổ phần Ether thì bạn sẽ không lấy lại được trong khi đang khai thác. Ethereum đã đề cập về mức tối thiểu và tối đa của một người xác nhận khi muốn tham gia. Ví dụ như từ 1,000 Ether đến 50,000 Ether, nhưng con số này không được tiết lộ cho đến khi giao thức này hoàn thiện. Casper sẽ giải quyết được vấn đề cốt lõi ảnh hưởng đến giá trị tổng thể của một loại tiền tệ.

Khi trở thành một người xác nhận, giao thức proof-of-stake sẽ chỉ định bạn là người tạo ra khối, dựa trên giá trị cổ phần của bạn. Ở mỗi một khối thì sẽ có một vài người xác nhận được hệ thống ngẫu nhiên chỉ định khai thác. Người nào xếp đầu danh sách sẽ chịu trách nhiệm khai thác ra khối mới. Nếu người này không có mặt, họ sẽ chịu một hình phạt và có thể dẫn đến bị tước quyền làm thợ mỏ. Hệ thống sẽ chỉ định người tiếp theo hoặc cần thiết sẽ có thợ mỏ ảo khai thác hộ.

Khi một người xác nhận không muốn làm công việc của mình nữa, chỉ đơn giản là rút toàn bộ cổ phần. Số Ether sẽ được hoàn trả lại trong vài giờ đồng hồ. Điều này khiến cho mọi loại tấn công hay gian lận không thể thực hiện được, giúp Blockchain có thời gian để phát hiện và vô hiệu hoá giao dịch.

Vẫn còn khá nhiều việc cần phải làm, việc chuyển từ proof-of-work sang proof-of-stake sẽ tạo ra sân chơi bình đẳng cho các thợ mỏ, gia tăng tính cộng đồng. Đó là một điều tốt đối với thế giới tiền tệ kỹ thuật số.

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

bitFlyer nhận được 1,75 triệu USD từ các tập đoàn tài chính Nhật Bản

bitFlyer

Hai tập đoàn tài chính hàng đầu Nhật Bản vừa thông báo đầu tư vào Sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất nước này. Đây được xem như một bước đi quan trọng nắm bắt kịp thời những đổi mới trong lĩnh vực tài chính và công nghệ kỹ thuật số.

Cụ thể Sàn giao dịch bitFlyer vừa nhận được số tiền đầu tư khoảng 200 triệu Yen (tương đương 1,75 triệu USD) từ Mizuho Capital, SMBC Venture Capital và Công ty Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life.

Theo thoả thuận này, Mizuho Financial Group và Sumitomo Mitsui Financial Group sẽ tham gia vào Mitsubishi UFJ Financial Group dưới cái tên Mitsubishi UFJ Capital. Còn Công ty Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life sẽ nằm trong Dai-ichi Life Holdings.

Các ngân hàng rất ít khi quan tâm đến Bitcoin. Họ thường cảnh báo các khách hàng của mình tránh tham gia vào mạng lưới Bitcoin vì với họ đó không phải là một loại tiền tệ. Và điều đáng ngạc nhiên khi các ngân hàng tại Nhật Bản lại chào đón Bitcoin một cách nồng nhiệt như vậy. Theo quy định hiện hành tại Nhật Bản, các ngân hàng không được phép sở hữu quá 5% cổ phần của các công ty phi tài chính. Đó là điều đáng tiếc khi các ngân hàng Nhật Bản đang cố gắng mua cổ phần của các công ty start-up trong lĩnh vực này.

Nghĩa là các ngân hàng sẽ khó lòng đầu tư vào các công ty start-up khi quy định chưa thay đổi. Bằng cách thúc đẩy sự phát triển chung của hệ sinh thái Cryptocurrency, họ đang gián tiếp bơm sức mạnh cho Bitcoin. Hơn nữa, với tin đồn về sự thay đổi các quy định này trong tương lai, các ngân hàng Nhật Bản mong muốn sẽ tạo ra sự đổi mới cho tất cả các khách hàng của mình.

Tình trạng pháp lý của Bitcoin và bitFlyer đã tạo ra cốt lõi của ngành công nghiệp Blockchain, khuyến khích các công ty tài chính và ngân hàng đầu tư vào đó. Ngoài ra, Sumito Mitsui Banking Corporation và Mizuho Financial Group đang xây dựng một Blockchain cho riêng mình với tên gọi "Miyabi".

Với sự cạnh tranh gia tăng chóng mặt trong lĩnh vực Fintech, các công ty tài chính phải nhanh chóng thay đổi để thích nghi tốt hơn. Những gã khổng lồ như Google hay Apple đang góp mặt trong trò chơi dịch vụ thanh toán và rất nhiều người tin rằng một ngày nào đó tiền tệ kỹ thuật số có thể thay thế cho các Ngân hàng Trung ương.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

Mối quan hệ khó hiểu giữa Trung Quốc và Bitcoin

PBOC

Một loạt các cuộc họp giữa Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) và các Sàn giao dịch Bitcoin hàng đầu đã đưa đến nhiều suy đoán về tương lai của tiền tệ kỹ thuật số. Gần đây nhất là việc hai sàn Trung Quốc đã thông báo đình chỉ việc rút Bitcoin vô thời hạn. Điều đó đã tác động đột ngột vào giá Bitcoin trên toàn thế giới và dẫn đến nhiều điều khó hiểu trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Bitcoin hay các loại Cryptocurrency khác.

Huobi và OKCoin đình chỉ việc rút Bitcoin

Trước đó Huobi đã cho rằng Chính phủ Trung Quốc luôn tìm cách kìm hãm các giao dịch Bitcoin. Dường như PBOC có nhiều liên quan đến các hoạt động rửa tiền và quản lý ngoại hối. Khi lệnh ngừng rút Bitcoin được ban hành bất ngờ, thị trường Trung Quốc lại một lần nữa nóng lên. Chính phủ Trung Quốc cho rằng Bitcoin là nguyên nhân chính gây thất thoát vốn dự trữ của nước này. Bởi vì 98% tổng khối lượng giao dịch Bitcoin 6 tháng gần đây đều xuất phát từ Trung Quốc.

Bằng cách mua Bitcoin tại các sàn Trung Quốc, các nhà đầu tư có thể bán lại ở những nơi khác trên thế giới, gây ảnh hưởng đến tỉ giá chuyển đổi ngoại tệ giữa đồng Nhân Dân Tệ và các loại tiền tệ khác. Những người ủng hộ phía sàn Bitcoin cho rằng tính thanh khoản của Nhân Dân Tệ gây nhiều khó khăn và tốn kém, dường như họ đã khơi mào cho cuộc chiến giữa PBOC và Bitcoin.

Giá Bitcoin bị ảnh hưởng

Huobi và OKCoin đã công bố kế hoạch cập nhật hệ thống trong một nỗ lực "ngăn chặn việc sử dụng Bitcoin để rửa tiền, chuyển đổi ngoại tệ, xây dựng mô hình kim tự tháp và các hành vi bất hợp pháp khác". Thông báo này khiến giá Bitcoin giảm xuống dưới $1,000, cùng thời điểm với việc PBOC tăng cường sức mạnh cho Nhân Dân Tệ. Huobi, OKCoin hay các sàn khác ước tính việc cập nhật sẽ mất hơn một tháng hoặc lâu hơn. Nhìn chung tương lai lâu dài của Bitcoin tại Trung Quốc vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng.

HaoBTC tuyên bố khóa chức năng trao đổi vì áp lực từ PBOC

Làn sóng từ Huobi và OKCoin đã tác động đáng kể vào thị trường, điều đó đã khiến HaoBTC - một công ty khai thác mỏ nổi tiếng tại Trung Quốc - đã tuyên bố khóa chức năng trao đổi.

HaoBTC là một khách mời trong số 9 sàn Bitcoin họp mặt với PBOC. Công ty này sở hữu 110 Petahash và kiểm soát 4% mạng lưới Bitcoin. Trước đó HaoBTC đã đồng ý cập nhật hệ thống AML để phù hợp với các quy định mà PBOC đưa ra, nhưng cuối cùng HaoBTC lại quyết định ngừng mọi hoạt động liên quan đến giao dịch ?!

Rõ ràng khi tuân thủ các quy định về cơ sở hạ tầng AML của PBOC sẽ không đem lại lợi nhuận kinh doanh cho các sàn có khối lượng giao dịch thấp. Đó là nguyên nhân chính khiến HaoBTC đưa ra quyết định trên.

Cựu Thống đốc PBOC tỏ ra lạc quan khi nói về Bitcoin

Thông tin này được trình bày bởi tài khoản Twitter CNLedger. Theo đó cựu Thống đốc PBOC cho rằng Bitcoin không thể bị giết chết. Nhiều người nói Trung Quốc đang cố gắng thoát khỏi Bitcoin và một loạt các quy định gần đây đã chứng minh cho điều đó.

CNLedger Twitter

Cựu thống đốc thừa nhận Bitcoin là một nền tảng không có ranh giới giữa các quốc gia. Công nghệ Blockchain là một thứ gì đó không được gắn kết với bất kỳ quốc gia nào và được sử dụng trên toàn thế giới. Những nỗ lực chống lại mạng lưới Bitcoin là một điều vô ích.

Hơn nữa cựu Thống đốc nói rằng Trung Quốc phải tìm cách đưa ra quy định cho Bitcoin, chứ không phải là chống lại nó. Bất kỳ thay đổi nào đưa ra cũng sẽ tạo một cú sốc thị trường và cần phải có một khoảng thời gian để có thể đáp ứng điều đó.

Cuối cùng, rõ ràng PBOC không có ý định tiêu diệt Bitcoin, ngay cả khi họ đang cố gắng làm điều đó. Dù sao quy định dành cho Bitcoin là một bước đi hướng đến việc hợp pháp hoá Bitcoin tại Trung Quốc. Đó sẽ là một tương lai tươi sáng cho hệ sinh thái Cryptocurrency tại đây và sẽ có rất nhiều việc cần phải làm trong thời gian tới.

Enterprise Ethereum Alliance: Liên minh của những gã khổng lồ

Enterprise Ethereum Alliance

Enterprise Ethereum Alliance được thành lập bởi Microsoft và các tổ chức tài chính - công nghệ hàng đầu như: JP Morgan, CME Group, Banco Santander, BNY Mellon, Cisco, Red Hat, Wipro, British Petroleum.

Liên minh này còn có sự góp mặt của các công ty start-up trong lĩnh vực Blockchain như: BlockApps, Brainbot Technologies, ConcenSys, Nuco, Tendermint... Có thành viên trong nhóm kể trên đã và đang nằm trong liên doanh tài chính Blockchain R3.

Enterprise Ethereum Alliance đang trong quá trình xây đựng để trở thành một tổ chức phi lợi nhuận. Ngoài ra liên minh này sẽ tập trung vào việc phát triển công nghệ, quản trị và hợp tác công nghiệp, đồng thời xây dựng một kiến trúc mới với tên gọi EntEth 1.0.

Trong 2 năm qua các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ Blockchain đã gia tăng một cách chóng mặt. Từ thí nghiệm Bitcoin đầu tiên cho đến sự ra đời của các nền tảng ứng dụng sử dụng Ethereum, các tập đoàn công nghiệp ra đời khiến Blockchain trở thành một trong những xu hướng công nghệ hàng đầu trong năm 2017.

Ethereum là một nền tảng công nghệ Blockchain thường được sử dụng để phát triển doanh nghiệp. Với 20,000 nhà phát triển trên toàn thế giới và giá trị vốn hoá hơn 1 tỷ USD. Điều đó đã thu hút các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây như: Alibaba Cloud, Microsoft Azure, RedHat OpenShift, Pivotal CloudFoundry... Nhiều doanh nghiệp tài chính có xu hướng chỉnh sửa lại mã nguồn của Ethereum để tung ra những dự án thí điểm thay vì sử dụng Blockchain chính của Ethereum.

Sự liên kết giữa các gã khổng lồ là một dấu hiệu cho thấy Ethereum đang gây được sức hút với các doanh nghiệp. Rất nhiều công ty đã thử nghiệm và triển khai Blockchain trong phạm vi nội bộ. Tuy nhiên Ethereum vẫn còn thiếu nhiều tính năng mà các doanh nghiệp đang mong muốn.

Enterprise Ethereum Alliance Meeting

Không chỉ dừng lại ở phạm vi giao thức, Ethereum phải cần xây dựng được những ứng dụng thực tế cho mình. Và điều cấp thiết nhất trong lúc này chính là một tiêu chuẩn chung cho cộng đồng. Liên minh EEA ra đời vì lý do đó, tiêu chuẩn này sẽ được đặt ra bởi 30 thành viên được xem như "người mở đường", bao gồm:

  1. Accenture
  2. Banco Santander
  3. BlockApps
  4. BNY Mellon
  5. CME Group
  6. ConsenSys
  7. IC3
  8. Intel
  9. J.P. Morgan
  10. Microsoft
  11. Nuco
  12. AMIS
  13. Andui
  14. BBVA
  15. Brainbot Technologies
  16. BP
  17. Chronicled
  18. Credit Suisse
  19. Cryptape
  20. Fubon Financial
  21. ING
  22. The Institutes
  23. Monax
  24. String Labs
  25. Telindus
  26. Tendermint
  27. Thomson Reuters
  28. UBS
  29. VidRoll
  30. Wipro

EntEth 1.0

Đây là trái tim của EEA, kiến trúc EntEth 1.0.

EntEth 1.0 là một tiêu chuẩn, không phải là một sản phẩm và được thiết kế dành riêng cho nhu cầu của các doanh nghiệp. Kết hợp với Ethereum, EntEth 1.0 sẽ tăng cường sức mạnh bảo mật và gia tăng quyền hạn, cho phép mọi tùy biến chia sẽ thông tin cho bất kỳ ai, dưới bất kỳ mức độ nào.

Enterprise Ethereum Alliance Meeting

Và điều quan trọng nhất của EntEth 1.0 chính là "kết nối đồng thuận". Nếu thuật toán đồng thuận mạnh, bạn tạo ra rất ít giao dịch trên một giây. EntEth 1.0 sẽ được kết nối vào mạng lưới Ethereum và sử dụng mô hình đồng thuận của Blockchain này: hiện tại là Proof-of-Work, và có lẽ trong tương lai là Proof-of-Stake. EEA tin rằng mình sẽ bổ sung và hoàn thiện các dự án Ethereum hiện tại để phát triển một tiêu chuẩn công nghiệp chung, tạo điều kiện gắn kết mã nguồn mở với các thành viên cơ sở.

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Cryptocurrency là gì ?

Cryptocurrency là gì ?

Cryptocurrency là một giao thức mật mã hay một hệ thống mã hoá phức tạp dùng để chuyển hoá dữ liệu nhạy cảm nhằm bảo tồn giá trị của các đơn vị trao đổi. Cryptocurrency được xây dựng bằng mật mã toán học và các nguyên tắc kỹ thuật máy tính tiên tiến nhất, khiến cấu trúc của nó không thể bị phá vỡ. Do đó các đơn vị giá trị của Cryptocurrency được bảo vệ khỏi các hình thức giả mạo hay gian lận. Giao thức này cũng che dấu thông tin chi tiết giao dịch của người sử dụng Cryptocurrency.

Điểm nhấn của Cryptocurrency chính là hệ thống quản lý phân cấp. Nguồn cung và giá trị của Cryptocurrency được kiểm soát bởi người dùng và giao thức mật mã phức tạp của nó, hoàn toàn không có sự can thiệp của bên thứ ba, ngân hàng trung ương hay cơ quan quản lý nào. Ngoài ra các thợ mỏ sẽ là người sử dụng sức mạnh tính toán để ghi nhận các giao dịch và tạo ra các đơn vị Cryptocurrency mới. Thợ mỏ sẽ nhận một khoản phí giao dịch như phần thưởng cho công việc của mình. Đây là một bộ phận quan trọng giúp mạng lưới Cryptocurrency hoạt động ổn định.

Cryptocurrency có thể trao đổi bằng tiền mặt tại các sàn giao dịch, nghĩa là sẽ có tỷ giá hối đoái dành riêng cho mỗi loại Cryptocurrency với các đồng tiền trên thế giới (như đồng đô la Mỹ, Bảng Anh, Yen Nhật hay Euro).

Hầu như mọi Cryptocurrency đều có nguồn cung hữu hạn, nhưng không phải là tất cả. Cùng với thời gian, việc khai thác Cryptocurrency sẽ trở nên khó khăn hơn cho đến khi toàn bộ nguồn cung được khai thác hết.

Với bản chất độc lập về mặt chính trị và khả năng bảo mật dữ liệu khỏi các xâm phạm, người dùng Cryptocurrency sẽ có những lợi thế hơn so với tiền mặt. Chẳng hạn như Chính phủ tại quốc gia bạn sống dễ dàng đóng băng tài khoản ngân hàng bằng quyền lực của mình, nhưng họ không thể làm điều tương tự với Cryptocurrency.

Về mặt khác, khi sử dụng Cryptocurrency nghĩa là bạn chấp nhận các loại rủi ro liên quan, chẳng hạn như tính thanh khoản của thị trường và những biến động giá trị.

Cryptocurrency hoạt động như thế nào ?

Mã nguồn và công nghệ đằng sau Cryptocurrency rất phức tạp, phải cần rất nhiều kiến thức để có thể nắm bắt các khái niệm cơ bản và thông thạo hơn.

Về mặt chức năng, hãy xem ví dụ về Bitcoin - một biến thể lớn nhất của Cryptocurrency. Giống như tiền tệ bình thường, giá trị của Cryptocurrency được quy định bằng các đơn vị - "Khi tôi có 1 Bitcoin, cũng giống như bạn hiểu tôi có 1 USD."

Blockchain

Blockchain (chuỗi khối) của một Cryptocurrency là một cuốn sổ cái ghi chép và lưu trữ thông tin các giao dịch, đồng thời xác nhận quyền sở hữu các đơn vị Cryptocurrency tại bất kỳ thời điểm nào. Chuỗi khối này có chiều dài hữu hạn và kích thước tăng trưởng theo thời gian.

Bản sao của Blockchain được lưu trữ tại mỗi node trên khắp thế giới khi vận hành phần mềm Cryptocurrency - do đó hệ thống này có thể gọi là một máy chủ phân tán. Các thợ mỏ sẽ thay phiên nhau liên tục xác nhận và ghi chép lại các giao dịch.

Mỗi một giao dịch Cryptocurrency được coi là hoàn tất khi nó được thêm thành công vào Blockchain, việc này thường mất vài phút - tuỳ thuộc vào sức mạnh tính toán của hệ thống. Khi giao dịch hoàn tất thì mọi thứ sẽ không thể thay đổi, hay cụ thể là đảo ngược giao dịch.

Nếu xảy ra tình trạng lag khi đang bắt đầu quyết toán giao dịch, đơn vị Cryptocurrency này sẽ không thể sử dụng bởi một trong hai bên. Do đó Blockchain sẽ ngăn ngừa việc gian lận chi tiêu (Double Spending) hoặc các thao tác nhân đôi đơn vị Cryptocurrency và gửi cho nhiều người.

Private Key

Bất kỳ ai nắm giữ Cryptocurrency phải có private-key để chứng minh quyền sở hữu và cho phép thực hiện việc trao đổi. Người dùng có thể tạo private-key cho riêng họ. Định dạng của private-key là một chuỗi từ 1 đến 78 chữ số, hoặc có thể sử dụng chương trình tự tạo ra những số ngẫu nhiên. Khi có được private-key, người dùng có quyền sử dụng Cryptocurrency và ngược lại.

Đây là một tính năng bảo mật rất cao nhằm giảm thiểu tối đa hành vi trộm cắp và sử dụng bất hợp pháp. Tuy nhiên cũng khá phiền toái khi làm mất private-key, điều đó tương tự như bạn ném tiền vào lò lửa, không bao giờ lấy lại được.

Ví dùng để chứng minh bản thân người sử dụng là chủ sở hữu tạm thời của các đơn vị Cryptocurrency. Hầu hết các sàn giao dịch đều cung cấp dịch vụ ví Cryptocurrency, tuy nhiên ví này rất dễ bị hack.

Ngoài ra ví còn có thể được lưu trữ trên đám mây, trong một ổ cứng hoặc một thiết bị chuyên dụng. Bất kể bạn sử dụng loại ví nào, việc sao lưu là điều rất cần thiết.

Thợ mỏ

Thợ mỏ là thành phần chính trong cộng đồng Cryptocurrency và gián tiếp tác động vào giá trị của Cryptocurrency. Thợ mỏ nắm giữ sức mạnh tính toán, thường được gom cụm lại thành một tập thể hàng chục người. Các thợ mỏ sử dụng sức mạnh tính toán của mình để xác thực và bảo vệ Blockchain.

Khái niệm thợ mỏ trong hệ sinh thái Cryptocurrency giống như công việc của thợ mỏ theo nghĩa đen - họ khai thác những đơn vị Cryptocurrency mới. Khoản tiền thù lao cho thợ mỏ chia làm hai phần: phần cố định khi họ khai thác ra những đơn vị Cryptocurrency mới và phần công việc mà họ nhận khi xác thực cho giao dịch nào đó (thường ít hơn 1% tổng giá trị giao dịch).

Thợ mỏ có quyền ưu tiên cho các giao dịch có mức phí cao nhất, điều này khuyến khích người thực hiện giao dịch trả mức phí cao để nhận được tốc độ xác thực nhanh nhất.

Cryptocurrency sẽ tự điều chỉnh lượng điện năng khai thác để tạo ra bản sao Blockchain mới - do đó độ khó khi đào sẽ tăng lên. Mục đích của việc này nhằm giữ khoảng cách cho những chuỗi mới ra đời kịp lúc - chẳng hạn như Bitcoin là 10 phút và Litecoin là 2.5 phút.

Nguồn cung hữu hạn

Hầu hết các Cryptocurrency được thiết kế để có một nguồn cung hữu hạn. Do đó các thợ mỏ sẽ nhận được rất ít đơn vị Cryptocurrency khi đi tới cuối chặng đường khai thác. Khi tới giai đoạn đó, thợ mỏ chỉ nhận được phần phí xác nhận giao dịch của họ.

Điều này hiện chưa xảy ra với bất kỳ Cryptocurrency nào. Các chuyên gia nhận định rằng những đơn vị Bitcoin cuối cùng sẽ được đào vào giữa thế kỷ 22. Đó là lý thuyết cơ bản của nguồn cung hữu hạn.

Lịch sử phát triển của Cryptocurrency

Cryptocurrency đã có khái niệm trong lý thuyết trước khi đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên ra đời. Những người ủng hộ Cryptocurrency chia sẽ mục đích của việc tạo ra loại tiền tệ này nhằm vận dụng các quy tắc toán học và công nghệ máy tính để giải quyết những thiếu sót trong thực tiễn và chính trị của tiền mặt.

Nền tảng kỹ thuật

Nền tảng này bắt nguồn từ năm 1980 khi nhà mật mã học người Mỹ - David Chaum phát minh ra thuật toán "điểm mù" trong nền tảng mã hoá website hiện đại. Thuật toán này cho phép trao đổi thông tin bất di bất dịch giữa các bên. Đây là nền móng của công nghệ thanh toán điện tử trong tương lai. Họ gọi đó là "tiền mù" vào thời điểm đó.

Cuối năm 1980, Chaum tập hợp những người đam mê Cryptocurrency để tạo ra "tiền mù". Sau khi đặt chân đến Hà Lan, ông sáng lập ra DigiCash - một công ty sản xuất tiền tệ dựa vào thuật toán "điểm mù". Tuy nhiên DigiCash không phân cấp như Bitcoin, DigiCash độc quyền về việc kiểm soát nguồn cung - giống như một Ngân hàng Trung ương truyền thống.

Ngân hàng Trung ương Hà Lan đã bác bỏ ý tưởng này và cho rằng điều đó thật ngớ ngẩn ngay sau khi DigiCash tiếp xúc với họ. Microsoft đã đàm phán với DigiCash ngay sau đó khi nhận thấy tiềm năng này sẽ cho phép người dùng Windows sử dụng để mua hàng. Tuy nhiên hai công ty đã không thể thoả thuận các điều khoản với nhau. DigiCash rơi vào tình trạng khó khăn năm 1990.

Thời điểm đó, một kỹ sư phần mềm tên là Wei Dai công bố Sách Trắng về B-money, một kiến trúc tiền tệ ảo mà ta đang thấy ngày nay, với đầy đủ tính phức tạp và phân cấp. Tuy nhiên B-money lại không được triển khai như một phương tiện trao đổi.

Kế đó, cộng sự của Chaum là Nick Szabo phát minh ra Bit Gold. Đây là phát minh gây nhiều chú ý vì nó sử dụng nền tảng Blockchain trong hiện đại. Tuy nhiên Bit Gold đã thất bại khi không gây được sự chú ý của mọi người.

Những loại tiền tệ ảo trước khi Bitcoin ra đời

Nhiều nhóm nghiên cứu và đầu tư trong lĩnh vực tài chính điện tử ra đời, chẳng hạn như Pay Pal. Một số ít thì bắt chước DigiCash, như Webmoney của Nga.

Tại Mỹ, đồng tiền ảo gây được nhiều chú ý vào thập niên 90 chính là e-gold. Về cơ bản e-gold hoạt động như một loại vàng kỹ thuật số. Lúc đỉnh điểm e-gold xử lý hàng tỷ USD hàng năm. Thật không may giao thức bảo mật của e-gold trở thành mục tiêu của giới hacker và lừa đảo. Giữa năm 2000, nhiều chính sách pháp lý lỏng lẻo của e-gold đã khiến các hoạt động rửa tiền và mô hình Ponzi phát triển. Kết quả là e-gold phải đối mặt với áp lực pháp lý từ Đạo luật Ái quốc Hoa Kỳ vào cuối năm 2000 và chính thức ngừng hoạt động vào năm 2009.

Bitcoin và mô hình Cryptocurrency hiện đại

Bitcoin là hình thức Cryptocurrency hiện đại đầu tiên được công bố trong Sách Trắng của Satoshi Nakamoto năm 2008.

Năm 2009, Satoshi Nakamoto phát hành Bitcoin ra công chúng và được một nhóm người hỗ trợ khai thác. Cuối năm 2010, hàng chục Cryptocurrency khác ra đời, trong đó có Litecoin được coi là sự thay thế cho Bitcoin. Những hoạt động giao dịch Bitcoin trở nên phổ biến hơn trong giai đoạn này.
Cuối năm 2012, WordPress là công ty đầu tiên chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Sau đó là Newegg.com, Expedia và Microsoft. Mặc dù còn nhiều loại Cryptocurrency được chấp nhận rộng rãi, tuy nhiên chỉ có Bitcoin là cung cấp tính thanh khoản linh hoạt nhất.

Ưu điểm của Cryptocurrency

Có giá trị vì tính khan hiếm

Hầu hết các loại Cryptocurrency đều có tính khan hiếm - mã nguồn quy định ngay từ đầu sẽ có bao nhiêu đơn vị được phát hành. Do đó Cryptocurrency giống như kim loại quý, giúp chống lại lạm phát khi sử dụng tiền mặt.

Nới lỏng độc quyền ngoại tệ của chính phủ

Cryptocurrency là một phương tiện trao đổi đáng tin cậy nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng hay các tổ chức tài chính, ví dụ như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hay Ngân hàng Trung ương châu Âu. Điều này sẽ tạo sức hấp dẫn đối với những ai thường lo lắng về việc nới lỏng định lượng (ngân hàng in tiền bằng cách phát hành trái phiếu) và các hình thức khác của chính sách tiền tệ.

Cộng đồng sẽ giám sát nhau

Khai thác mỏ là một cơ chế quản lý chất lượng của Cryptocurrency. Họ sẽ nhận được thù lao cho công việc của mình, do đó đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống và giá trị của tiền tệ.

Bảo mật

Bảo mật là mối quan tâm hàng đầu của những người ủng hộ Cryptocurrency. Người sử dụng sẽ chỉ sử dụng bút danh và không kết nối bất kỳ thông tin nào liên quan đến tài khoản hay dữ liệu cá nhân.

Không bị kiểm soát tài chính

Chính phủ dễ dàng đóng băng tài khoản của người dân hoặc đảo ngược các giao dịch của đồng nội tệ. Với Cryptocurrency, mọi việc là không thể vì thông tin của giao dịch được lưu trữ trong hệ thống máy tính khắp nơi trên thế giới.

Tiết kiệm chi phí giao dịch

Các khái niệm về private-key hay ví sẽ giải quyết được tình trạng gian lận chi tiêu, đảm bảo Cryptocurrency không bị lạm dụng bởi các hoạt động bất chính. Đồng thời tính năng bảo mật hoàn hảo giúp loại bỏ bộ xử lý thanh toán trung gian, chẳng hạn như Pay Pal hay VISA.

Việc loại bỏ trung gian này giúp các thợ mỏ trở thành người xử lý thanh toán thay thế. Họ sẽ nhận được thù lao thấp hơn 1% giá trị giao dịch. Quá hữu dụng so với mức phí 1.5% - 3% của thẻ tín dụng hay Pay Pal.

Giao dịch khắp nơi trên thế giới

Cryptocurrency xử lý các giao dịch quốc tế tương đương với giao dịch nội địa. Đây là một lợi thế khá lớn khi thực hiện các giao dịch quốc tế liên quan đến tiền mặt. Thông thường việc chuyển tiền đi quốc tế khá tốn kém với mức phí từ 10 - 15% và mất khá nhiều thời gian.

Nhược điểm của Cryptocurrency

Tạo điều kiện cho thị trường chợ đen

Đây là nhược điểm lớn nhất của Cryptocurrency. Nhiều giao dịch trực tuyến thông qua thị trường chợ đen được thực hiện bằng Bitcoin và các loại Cryptocurrency khác. Một ví dụ cụ thể chính là thị trường chợ đen Silk Road ưa chuộng việc sử dụng Bitcoin để mua bán ma tuý bất hợp pháp.

Điều đó cũng gây khó khăn cho Chính phủ khi theo dõi hoạt động của tội phạm - tuy nhiên cần lưu ý là nhà sáng lập của Silk Road đã bị bắt sau một thời gian điều tra khá dài.

Trốn thuế

Từ khi Cryptocurrency không được nhiều quốc gia công nhận là một loại tiền tệ hợp pháp. Do đó Cryptocurrency đã nằm ngoài phạm vi kiểm soát tài chính và thu hút các hoạt động trốn thuế. Nhiều nhà sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho nhân viên bằng Bitcoin hay các loại Cryptocurrency khác nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế thu nhập. Điều đó cũng phổ biến ở những người bán hàng online.

Nguy cơ mất dữ liệu

Những người ủng hộ Cryptocurrency tin rằng nếu bảo mật tốt thì tiền tệ kỹ thuật số sẽ có thể thay đổi tiền mặt. Giao thức của Cryptocurrency là bất khả xâm phạm, nó rất an toàn khi lưu trữ trên đám mây hay các thiết bị lưu trữ chuyên dụng.

Tuy nhiên nếu người dùng không có kiến thức trong việc bảo mật thì đó là một rủi ro khá lớn. Ngay cả khi lưu trữ trên đám mây vẫn có thể đối mặt với nguy cơ hỏng máy chủ hay bị ngắt kết nối Internet toàn cầu (chẳng hạn như ở Trung Quốc).

Biến động giá cao

Nhiều loại Cryptocurrency dễ dàng bị thao túng bởi những người có khả năng kiểm soát nguồn cung, làm cho chúng dễ bị biến động giá trị.

Khó thanh khoản sang tiền mặt

Nói chung chỉ có những loại Cryptocurrency phổ biến với giá trị vốn hoá thị trường cao mới có thể trao đổi trực tiếp sang tiền mặt nhanh chóng. Còn những loại khác không có sàn giao dịch riêng thì phải chuyển sang loại Cryptocurrency phổ biến nhất, chẳng hạn như Bitcoin, mới có thể chuyển đổi thành tiền mặt.

Khó hoàn trả lại

Mặc dù các thợ mỏ là người làm trung gian xử lý các giao dịch, tuy nhiên họ không có nghĩa vụ phân xử các tranh chấp liên quan đến Cryptocurrency. Điều đó có nghĩa là nếu bạn bị lừa khi giao dịch online, sẽ không ai đứng ra giải quyết giúp bạn.

Ngược lại, các phương thức thanh toán truyền thống như VISA hay Pay Pal có thể đứng ra giải quyết các vấn đề của khách hàng. Chính sách của họ sẽ xử lý được các vấn đề gian lận.

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017

Quỹ Bitcoin ETF là gì ?

Quỹ Bitcoin ETF là gì ?

ETF là gì ?

ETF - Exchange Traded Fund là một quỹ đầu tư giao dịch trên các sàn chứng khoán, tương tự như cổ phiếu. Hãy tưởng tượng ETF sẽ trông như một cái rổ chứa tài sản như chứng khoán, hàng hoá hay cổ phiếu. Tài sản trong rổ này sẽ được kiểm soát bởi một tổ chức gọi là nhà quản lý quỹ và được đem ra giao dịch gần đúng với giá trị tài sản ròng của nó.

Cụ thể hơn hãy hiểu bằng một ví dụ: Nếu bạn có một số tiền và muốn đầu tư vào cổ phiếu, bạn nhận thấy lĩnh vực dầu mỏ là đem lại lợi nhuận khả thi nhất. Thay vì bạn đem toàn bộ số tiền đó đầu tư vào công ty dầu khí A, bạn sẽ đem số tiền đó đầu tư vào quỹ ETF chứa đựng cổ phiếu của công ty dầu khí A, B, C ... và bạn chỉ cần theo dõi hoạt động của tất cả công ty dầu khí thông qua quỹ ETF.

Bitcoin ETF là gì ?

Bitcoin ETF là một rổ đầu tư mô phỏng toàn bộ chỉ số Bitcoin của các công ty cấu thành nên. Bitcoin ETF sẽ theo dõi giá trị Bitcoin và được đem ra giao dịch trên thị trường chứng khoán truyền thống. Những nhà đầu tư vào quỹ Bitcoin ETF sẽ phải suy đoán giá trị của Bitcoin mà không có một chiếc ví Bitcoin để bảo vệ tài sản. Đây là ưu điểm cũng như nhược điểm của quỹ Bitcoin ETF. Những nhà đầu tư thực sự không sở hữu bất kỳ Bitcoin nào, tương tự như quỹ ETF Vàng (GLD). Nó trông giống như chứng khoán phái sinh. Hình thức này sẽ giúp các nhà đầu tư non kinh nghiệm dễ dàng tham gia vào thị trường Bitcoin.

Bitcoin ETF sẽ phát hành lúc nào ?

Anh em nhà Winklevoss (người từng kiện Mark Zuckerberg vì đã ăn cắp ý tưởng sáng tạo ra Facebook) đã đệ đơn xin được xét duyệt Bitcoin ETF vào năm 2013. Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đã bác bỏ Bitcoin ETF vì chứa đựng quá nhiều rủi ro. 4 năm sau đó, Bitcoin ETF lại một lần nữa được trình lên SEC để xin được xét duyệt, thời hạn chót là ngày 11/03/2017.

Nếu lần này SEC đồng ý thì quỹ Winklevoss Bitcoin Trust ETF có thể được lên sàn BATS Global Markets.

Nếu tiếp tục bị từ chối thì Bitcoin ETF sẽ phải xem lại để khắc phục cho lần xét duyệt kế tiếp. Ngoại trừ anh em nhà Winklevoss, hai quỹ khác của Barry Sibert và SolidX Bitcoin Trust cũng đang chờ đợi để được SEC niêm yết lên Sàn Chứng khoán New York.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo ?

Quỹ Bitcoin ETF sẽ khiến một dòng chảy vốn đầu tư cực mạnh đổ vào thị trường Bitcoin. Một số chuyên gia nhận định rằng trước mắt sẽ có 300 triệu USD tài trợ cho quỹ Bitcoin ETF nào được chấp nhận đầu tiên. Không nói nhiều, Bitcoin sẽ "to the moon".

Xác suất thành công

BitMEX đã tiến hành đưa ra dự đoán cho đợt xét duyệt lần này. Các nhà đầu tư sẽ tham gia vào một cuộc cá cược xem SEC có chấp nhận Winklevoss Bitcoin ETF không. Đây là một hợp đồng nhị phân, nghĩa là giá trị giao dịch sẽ là 100 nếu SEC bật đèn xanh và 0 nếu SEC tiếp tục trì hoãn hay từ chối đơn xét duyệt. Hiện tại giá trị giao dịch đang là $41.99, vậy các nhà đầu tư đặt cược vào xác suất 42% để SEC có thể chấp nhận.

Hãy xem dự đoán khác nhé:
  • Needham & Company: xác suất bé hơn 25%, ngay lập tức được bơm 300 triệu USD và không có mức giá mục tiêu.
  • Seeking Alpha: xác suất 35%, mức giá mục tiêu là $3,678 và mức giá điều chỉnh là $1,645.
Điều này khá thú vị, hãy đón chờ kết quả nhé.

Những thách thức của Bitcoin ETF

SEC có thể sẽ không phê duyệt quỹ Bitcoin ETF vì những lý do nhằm bảo vệ người tiêu dùng và thị trường. Cụ thể như sau:
  • Giá Bitcoin quá biến động, kể từ 2 tháng nay thị trường Bitcoin xảy ra quá nhiều đợt thay đổi giá, điều này sẽ khiến SEC mất bình tĩnh ?
  • Có nhiều tiêu cực đối với uy tín của Bitcoin hiện nay là một lý do khiến SEC từ chối đơn xét duyệt:
    • Quá nhiều website cờ bạc liên quan đến Bitcoin.
    • Anthony Murgio vừa nhận tội vào đầu tháng 2/2017 với mức án 35 năm trong nhà tù Liên bang vì những cáo buộc liên quan đến rửa tiền, lừa đảo trước đó của Sàn giao dịch Coin. MX.
    • Chính khách người Ý - Lucrezia Ricchiuti, vừa gắn kết Bitcoin với một website cờ bạc do hệ thống mafia ngầm quản lý. Điều này đã tạo nhiều tranh cãi gay gắt giữa Thượng viện Ý và Uỷ ban Phòng chống Mafia.
    • Một số Sàn giao dịch Bitcoin bị tấn công, cụ thể gần đây nhất là Bitfinex làm mất 119,756 BTC của khách hàng.
  • Trung Quốc kiểm soát hầu hết hoạt động giao dịch Bitcoin, SEC sẽ cân nhắc đề phòng Trung Quốc gián tiếp thao túng thị trường.

Những ứng dụng thực tiễn của Ethereum

Những ứng dụng thực tiễn của Ethereum

Mọi người thường được nghe về Bitcoin như một ứng dụng làm tiền tệ đầu tiên của Blockchain. Thực sự như vậy, mạng lưới Bitcoin chỉ có thể sử dụng để tạo ra đồng tiền Bitcoin. Vậy còn Ethereum thì sao ? Tại sao Ethereum lại xuất hiện và có một lượng lớn nhà đầu tư thực sự quan tâm ? Theo nhìn nhận của Bitcoin Vietnam News thì Bitcoin chỉ là một công cụ chuyển tiền và đầu cơ của giới tài phiệt Trung Quốc. Ethereum mới thực sự hữu dụng - để chứng minh cho lập luận này của chúng tôi, hãy cùng tìm hiểu những ứng dụng thực tiễn của Ethereum nhé.

Hiện tại


Hệ thống thanh toán

Nói về khía cạnh ứng dụng làm hệ thống thanh toán thì Ethereum cũng tương tự như Bitcoin. Nếu đồng tiền Bitcoin là một ứng dụng của Blockchain Bitcoin thì đồng tiền Ether cũng là một ứng dụng của Blockchain Ethereum. Nhiều tranh cãi cho rằng Ether có thể sử dụng để lưu trữ giá trị của đồng tiền. Các thanh toán trong mạng lưới Ethereum cũng được xác nhận bởi các thợ mỏ và được ghi chép vào cuốn sổ cái công khai, như nhau cả.

Đầu tư vàng

Các kỹ sư của Digix đã xây dựng một ứng dụng đầu tư vàng dựa trên mạng lưới Ethereum. Bạn có thể sử dụng Digix (https://www.dgx.io/) để mua những token vàng bằng tiền mặt hoặc sử dụng đồng tiền Ether. Những token này được mã hoá và liên kết với các mỏ vàng tại Singapore. Nếu Digix bị phá sản, bạn vẫn có thể đổi các token vàng này thành vàng thật. Không cần thông qua trung gian như ngân hàng, tiệm vàng hay các nhà môi giới. Nếu bây giờ là vàng, tương lai có thể kim cương, hột xoàn hay thậm chí là một bó rau muống ?

Gây quỹ cộng đồng

Những tổ chức như Kickstarter (https://www.kickstarter.com/) hay Indiegogo (https://www.indiegogo.com/) đã sử dụng mạng lưới của Ethereum nhằm tạo dựng hệ thống gây quỹ cộng đồng. Chỉ cần xác định ý tưởng và mục tiêu cho nguồn quỹ, khi dự án thành công Kickstarter sẽ lấy 5% nguồn quỹ và số còn lại chuyển cho quỹ khởi nghiệp. Bằng cách sử dụng mạng lưới Blockchain Ethereum, các nhóm khởi nghiệp chỉ cần đặt mục tiêu cho ngân sách, các Hợp Đồng Thông Minh (Smart Contract) sẽ tự động thực hiện phần còn lại nếu dự án thành công.

Quản lý tài chính doanh nghiệp

Tháng 5/2016, một sự kiện gây quỹ cộng đồng lớn nhất trong lịch sử với tên gọi The DAO ra đời. Bản chất của The DAO là một quỹ đầu tư mạo hiểm dựa trên hệ thống biểu quyết phân cấp sử dụng Hợp Đồng Thông Minh để đưa ra những quyết định đầu tư. Đây là một thí nghiệm mang tính cách mạng cho loài người. Đáng tiếc là dự án này vẫn chưa thể triển khai, nếu như The DAO thành công, bạn sẽ thấy một viễn cảnh khi các công ty thực hiện mô hình quản lý bằng Blockchain, sẽ không còn chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc hay các Trưởng phòng - Phó phòng nữa.

Tương lai


Internet của vạn vật

Đây là một lý tưởng mà con người luôn muốn hướng tới. Khi đạt tới viễn cảnh đó, mọi vật trên thế giới này sẽ được kết nối với Internet mà không có sự tương tác giữa con người với con người hay con người với máy tính. Bằng cách sử dụng một thiết bị gọi là Ethereum Computer (https://slock.it/ethereum_computer.html), mọi vật hay mọi tài sản đều được quản lý trong một không gian kỹ thuật số. Cụ thể hơn bằng một ví dụ:

"Giả sử như khi một chiếc máy ATM hết tiền, con người sẽ phải kiểm tra xem tình trạng máy và quyết định thêm tiền vào. Để có thể thêm tiền thì con người phải ký hàng tá giấy tờ và phải làm báo cáo liên quan. Quá mất thời gian và rườm rà, với Ethereum Computer, máy ATM sẽ tự liên kết với hệ thống kế toán và thêm tiền vào máy. Hoàn toàn không có sự can thiệp của con người, đảm bảo được mức độ tin cậy là cao nhất."

Thị trường dự đoán

Augur (https://augur.net/) và Gnosis (https://gnosis.pm/) chính là những ứng dụng thị trường dự đoán dựa vào mạng lưới Ethereum.

Web Hosting

Swarm (http://swarm-gateways.net/bzz:/theswarm.eth/) là một dự án của Ethereum được phát triển bởi Viktor Tron. Qua đó Swarm sẽ cung cấp dịch vụ Web Hosting cho mọi người. Một Web Hosting phân cấp sẽ được lưu trữ ở mọi nơi trong cùng một thời điểm. Điều đó có nghĩa là mọi hành vi tấn công DDoS hay tìm cách phá hoại website đều không thể thực hiện được, trừ khi hành vi đó được cấp phép trên toàn bộ hệ thống Blockchain. Điều này sẽ cản trở hay thậm chí ngăn chặn việc kiểm duyệt và đánh sập website bởi các thế lực Chính phủ.

Mạng xã hội

Bạn có thích Mark Zuckerberg hằng ngày vẫn đọc tin nhắn Facebook của bạn không ? Bạn có quan tâm về việc những bức ảnh vẫn được lưu trữ trên hệ thống của Facebook mặc dù bạn đã xoá bỏ nó ? Facebook hay bất kỳ mạng xã hội nào cũng vậy, đều được quản lý bởi một bộ máy trung tâm. Chính vì thế mạng xã hội Akasha (http://akasha.world/) ra đời, đây là một ứng dụng của mạng lưới Ethereum. Khi Akasha được phát hành, bạn sẽ giải đáp được tất cả các câu hỏi liên quan đến tính riêng tư khi tham gia vào mạng xã hội của mình.

Chuyển nguồn năng lượng

Bạn có thể chuyển nguồn năng lượng từ tấm pin mặt trời cho hàng xóm một cách tự động khi đã có đủ năng lượng sử dụng. Ngoài ra bạn còn có thể bán nó nếu không có nhu cầu chia sẻ. Quá tuyệt vời phải không ? Ứng dụng TransActive Grid (http://transactivegrid.net/) này sẽ giúp bạn sử dụng pin mặt trời hiệu quả hơn.

Giấy kết hôn - Di chúc

Bạn nghĩ sao về việc lưu trữ giấy kết hôn hay di chúc trên một hệ thống Blockchain ? Hợp Đồng Thông Minh sẽ thay bạn quản lý và thực hiện mọi điều khoản pháp lý liên quan. Điều này sẽ sớm xuất hiện trong tương lai thôi.

Thị trường tài chính - Bầu cử - Bất động sản

Để mọi thứ trở nên công bằng hơn, không có gian lận, không có thao túng, đã đến lúc gắn kết nó với Blockchain. Mạng lưới này sẽ xác định tất cả những gì phải làm và quản lý một cách minh bạch nhất.

Kết luận

Với một vài dẫn chứng những ứng dụng của Ethereum dành cho tương lai. Hy vọng với chuyển biến tích cực của công nghệ Blockchain và Hợp Đồng Thông Minh sẽ dẫn đến những biến chuyển mới cho Ethereum. Hãy nhớ rằng Ethereum chỉ mới trong những bước đi đầu tiên, đó chưa phải là một công nghệ Blockchain hoàn hảo. Chúng ta sẽ nhìn về tương lai 5 năm nữa của Ethereum trong một bài viết khác nhé.

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

OKCoin và Huobi đình chỉ hoạt động rút tiền - Bitcoin giảm 12% giá trị

OKCoin Chart

Bitcoin vừa giảm 12% giá trị từ mức $1,061 xuống $923 trong 3 phiên giao dịch đêm qua tại OKCoin. Nguyên nhân của đợt sụt giảm này được cho là bắt nguồn từ việc sàn giao dịch Huobi và OKCoin tạm thời vô hiệu hoá tính năng rút Bitcoin và Litecoin trong vòng một tháng.

Trước đó Bitcoin đã đối diện với một đợt giảm giá ngắn hạn sau phiên họp của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) và 9 sàn giao dịch tại nước này. Hai sàn OKCoin và Huobi giải thích về động thái trên vì lý do nâng cấp hệ thống nhằm đảm bảo các quy định tài chính và tuân thủ luật phòng chống rửa tiền.

Các khách hàng của OKCoin và Huobi hoàn toàn không nhận được bất kỳ thông báo nào về sự cố đột ngột trên. Điều đó đã khiến thị trường rơi vào trạng thái hoảng sợ, kéo theo đó là một đợt sụt giảm nghiêm trọng của Bitcoin và Litecoin.

Ngay sau đó OKCoin và Huobi đồng loạt đưa ra thông báo giống hệt nhau rằng tất cả các nguồn quỹ của khách hàng sẽ được đưa vào hệ thống trữ lạnh, mọi hoạt động rút tiền đều không được phép cho đến khi hoàn tất thủ tục nâng cấp hệ thống.

Trên trang Twitter của CnLedger xác nhận rằng OKCoin và Huobi có thể cho phép khách hàng rút tài tiền nếu quá trình nâng cấp hoàn thành trước thời hạn.

Trạng thái rút tiền hiện tại của một số sàn giao dịch Bitcoin tại Trung Quốc
Trạng thái rút tiền hiện tại của một số sàn giao dịch Bitcoin tại Trung Quốc

Hôm 22/01, PBOC đã đưa ra cảnh báo cho OKCoin và Huobi về việc đã không tuân thủ theo các quy định tài chính đồng thời yêu cầu hai sàn trên phải cải thiện hệ thống, đảm bảo đúng theo luật pháp hiện hành.

Cùng thời điểm đó, thời báo Shanghai Observer đưa tin:
"Công tác kiểm tra sơ bộ OKCoin và Huobi cho thấy hai sàn này đã vi phạm những quy định về hình thức giao dịch ký quỹ, dẫn đến biến động bất thường trên thị trường. Trong quá trình kiểm tra đã phát hiện thêm hai sàn này đã không tuân thủ luật phòng và chống rửa tiền theo quy định."
Mặc dù Huobi đã chấm dứt cung cấp tính năng giao dịch ký quỹ sau khi PBOC đưa ra cảnh báo, tuy nhiên sàn này vẫn chưa hoàn thành hệ thống chống rửa tiền sau đợt kiểm tra trước đó. Do đó PBOC bắt buộc phải mạnh tay hơn tạm thời đình chỉ hoạt động rút tiền cho đến khi hệ thống được nâng cấp đầy đủ.

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Trung Quốc đe dọa đóng cửa 9 sàn giao dịch - Giá Bitcoin dao động

OKCoin Chart

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa cảnh báo tất cả các sàn giao dịch Bitcoin tại nước này rằng họ sẽ có nguy cơ bị đóng cửa nếu có các hành vi vi phạm các quy định về giao dịch ngoại hối và phòng chống hoạt động rửa tiền.

PBOC nhanh chóng tổ chức một cuộc họp với các sàn Bitcoin trong nước nhằm nhắc nhở về các chính sách pháp lý và rủi ro khi tham gia vào loại hình đầu tư này. Ngoại trừ 3 sàn giao dịch lớn nhất nước này, cuộc họp đã có sự tham gia của BtcTrade.com, HaoBTC, Yunbi, Yuanbao.com và BTC100 - theo một nguồn tin nội bộ cho hay.

Thị trường Cryptocurrency nói chung và Bitcoin nói riêng đã sụt giảm mạnh sau khi nhận được thông cáo báo chí về cuộc họp trên. Trước đó Bitcoin đã tăng 1.7% và đảo chiều sụt giảm hơn 2% trong cùng một ngày.

Những nhà giao dịch hầu như không được bảo hiểm khi giá Bitcoin đi lên. Tuy nhiên khi những tin tức liên quan đến các quy định, các sàn giao dịch sụp đổ hay các nước cấm Bitcoin thì hệ thống truyền thông lại được dịp cường điệu câu chuyện.

Điều đó khá giống thực tế những gì diễn ra hôm qua, đơn giản chỉ là bear-trap. Sau khi Bitcoin tụt hơn $40 trong 6 tiếng, cùng ngày mức giá đã quay trở lại đỉnh điểm giao dịch, ghi nhận thời điểm hiện tại là $1070. Gần một ngày sau đó thị trường mới ổn định trở lại sau khi nhận ra không có bất kỳ rắc rối nào sau cuộc họp của PBOC. Hiện giá Bitcoin vẫn đang trên đà tăng trưởng nhẹ, tuy nhiên đã có một số giao dịch chốt giá khiến thị trường dao động.

Trung Quốc nắm giữ vai trò chủ chốt trong thị trường Bitcoin những năm gần đây với số lượng thợ mỏ và các doanh nhân Bitcoin hùng hậu. Nhu cầu đi tìm một tài sản thay thế trước áp lực từ những chính sách của Chính phủ đã khiến Bitcoin trỗi dậy mạnh mẽ tại đây. Nhưng bất kỳ sự giám sát hay thông tin bất lợi đến từ Chính phủ cũng có thể làm suy yếu sức mua Bitcoin tại Trung Quốc.

Trước những nguy cơ đó, 3 sàn giao dịch Bitcoin hàng đầu tại đây đã bổ sung mức phí cho mỗi giao dịch là 0.2% (trước đó là 0%) nhằm ngăn chặn sự đầu cơ và thao túng thị trường. OKCoin và Huobi cho biết họ sẽ ngừng cung cấp hình thức giao dịch đòn bẩy cho Bitcoin. Liệu Bitcoin có thể tiếp tục tăng trưởng ổn định trước sức ép từ PBOC hay không ?

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

Xu hướng tăng trưởng giá trị của Bitcoin và Ethereum trong năm 2017

Biểu đồ tăng trưởng của Bitcoin và Ethereum

Xu hướng đầu tư vào công nghệ thông minh là triển vọng của tương lai, tiền tệ kỹ thuật số là một phần trong số đó, nhưng bạn sẽ đặt nguồn vốn đầu tư trong năm 2017 này vào đâu: Bitcoin hay Ethereum ? Hai loại tiền tệ kỹ thuật số này đã có những bước tăng trưởng giá trị cao trong những năm gần đây. Để nhận định xem loại tiền tệ nào sẽ lặp lại bước tăng trưởng trong quá khứ, hãy cùng Bitcoin Vietnam News nhìn sâu hơn về những lợi ích mà chúng đem lại.

Bitcoin đã trở thành bộ mặt của tiền tệ kỹ thuật số khi nhắc đến hệ sinh thái này. Xu hướng ủng hộ ngày càng gia tăng khiến Bitcoin tăng trưởng trong vốn hoá thị trường và nhận được nhiều ủng hộ từ giới đầu tư.

Điều đó khiến cho Ethereum gặp nhiều bất lợi nghiêm trọng. Cũng không có gì quá lo lắng khi Ethereum phải đứng ở vị trí thứ hai và kém Bitcoin 16 lần giá trị vốn hoá thị trường, nhưng bù lại những tính năng độc đáo của Ethereum sẽ giúp nó vượt lên người đứng đầu là Bitcoin.

Trước khi đưa ra những nhận định cho tương lai, chúng ta cần phải nắm rõ những khái niệm căn bản. Ở đây Bitcoin Vietnam News sẽ trình bày một cách đơn giản nhất để mọi người có thể hiểu được về Blockchain, Bitcoin và Ethereum. Bắt đầu từ cơ bản nhé:
  1. Blockchain là tên gọi dùng để phân biệt một chủng loại, không phải là tên của một vật gì đó. Đừng nhầm lẫn khi bạn vẫn thường nghe "thanh toán Bitcoin thực hiện qua Blockchain". Vì sao gọi là chủng loại, giả sử chúng tôi nói "tiền là một chủng loại, điều đó nghĩa là sẽ có tiền Việt Nam, tiền Mỹ, tiền Trung Quốc, tiền Hàn Quốc...Hoặc người da đen, người da đỏ, người da trắng, người da vàng... trường hợp này thì màu da được gọi là một chủng loại. Tại sao mọi người lại thường nghĩ Bitcoin và Blockchain là một thứ, vì kiến thức cơ bản họ chỉ nắm qua thông tin truyền thông khi nhắc đến hệ thống sổ cái phân tán Bitcoin thực hiện qua Blockchain. Trong khi bạn đang ở đây thì ngoài kia có tới hàng tá mạng lưới Blockchain đang vận hành. Blockchain chia làm 3 loại:

    • Loại công khai: Bitcoin hay Ethereum là một ví dụ.
    • Loại riêng tư: chỉ dùng cho nội bộ công ty - chẳng hạn như Vietcombank (sau này nếu có), họ sẽ dùng để lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin dữ liệu, quản lý nhân sự công ty.
    • Loại liên doanh: dành cho các tập đoàn tài chính liên kết lại với nhau - điển hình nhất là Blockchain R3 bây giờ.
  2. Bitcoin là ứng dụng làm tiền tệ đầu tiên của Blockchain. Sở dĩ gọi là ứng dụng làm tiền tệ là vì Blockchain còn rất nhiều ứng dụng khác - như lưu trữ hồ sơ chẳng hạn. Do đó đừng nhầm lần, đa số đều nhầm lẫn vì đồng tiền Bitcoin được đặt tên trùng với Blockchain của Bitcoin. Ứng dụng này ra đời nhằm lập lại một trật tự tài chính mới cho thế giới. Mã nguồn này được thiết kế nhằm giới hạn một lượng đơn vị Bitcoin đã được biết trước. Do đó Bitcoin sẽ bảo vệ sức mua của người sử dụng bằng cách hạn chế nguồn cung.
  3. Ethereum là đối thủ đáng gờm của Bitcoin. Nhìn một cách tổng quát thì đồng tiền này đã tăng 700% giá trị trong 2 năm qua, đồng thời đẩy mạnh các ứng dụng trong công nghệ Blockchain và còn nhiều hơn thế.
Đầu tiên chúng ta phải nhìn lại lịch sử và tiềm năng của Bitcoin. Đó là một chặng đường khá dài mà cần được hệ thống lại để đưa ra những dự đoán cho tương lai.

Lịch sử hình thành Bitcoin và dự đoán Bitcoin năm 2017

Cuối năm 2008, một bài viết bí ẩn được đăng trên mạng dưới bút danh Satoshi Nakamoto. Không ai biết bất kỳ thông tin gì về người này. Nhưng ông đã khái quát toàn bộ kế hoạch nền tảng dành cho Bitcoin mà chúng ta sử dụng cho đến ngày hôm nay.

Hai tháng sau khi bài viết được đăng, Satoshi đã đưa ra phiên bản đầu tiên của Bitcoin, cho phép người dùng có thể đào 21 triệu đồng Bitcoin đến năm 2040. Khối Bitcoin đầu tiên được gọi là Genesis Block được tìm thấy. Sau đó các giao dịch đầu tiên diễn ra và mạng lưới Bitcoin bắt đầu đi vào hoạt động.

Những năm sau đó, các doanh nhân đầy tham vọng gia nhập cộng đồng này. Họ tiến hành đào Bitcoin, mở ra các sàn giao dịch và xây dựng các nền tảng hỗ trợ cho Bitcoin.

Tháng 7/2010, 1 đồng Bitcoin đổi được 0.06 đồng đô la Mỹ. Còn hiện tại thì trên $1,000 - điều đó cho thấy Bitcoin đã trở thành một huyền thoại, không còn nghi ngờ gì nữa.

Tháng 11/2013, giá Bitcoin đạt đỉnh điểm hơn $1,130 và chạm đến đáy $230 tháng 1/2015.

Bitcoin hồi phục trở lại trong năm 2016 do Chính phủ Trung Quốc thắt chặt chính sách kiểm soát vốn, trong khi đó Ấn Độ thì thêm dầu vào lửa. Hai sự kiện đó kết hợp cùng với đợt giảm phát tháng 7 khiến Bitcoin tăng 160% giá trị.

Nếu xu hướng này tiếp tục kéo dài, khả năng Bitcoin có thể đạt $2000 vào cuối năm 2017.

Ứng dụng của Ethereum và dự đoán Ethereum năm 2017

Ethereum có rất nhiều dự án so với Bitcoin. Thuở ban đầu, nhiều người lầm tưởng Ethereum chỉ là kẻ nhái theo Bitcoin, nhưng sau cùng họ nhận ra rằng Cryptocurrency này thực sự có nhiều nét độc đáo.

Trước khi đưa ra mức giá mục tiêu cho Ethereum trong năm nay, hãy tìm hiểu sơ về những tính năng đặc biệt của nó.

Khi Bitcoin bắt đầu suy yếu sau vụ nổ bong bóng 2013, một lập trình viên trẻ tuổi với tên gọi Vitalik Buterin đã đưa ra khái niệm mới cho công nghệ Blockchain. Anh tin rằng công nghệ này sẽ có nhiều ứng dụng hơn là chỉ tập trung vào hệ thống thanh toán như Bitcoin.

Từ tham vọng sâu xa với mục đích tạo ra nhiều thứ hơn là một đồng tiền, Ether và Ethereum ra đời. Trong đó Ether là tên gọi của một loại tiền tệ và Ethereum là nền tảng của công nghệ Blockchain.

Cấu trúc nền tảng này tạo điều kiện cho các ứng dụng phát huy trong lĩnh vực quản lý, hệ thống chính trị, kinh doanh...Và điều chắc chắn là họ phải sử dụng đồng tiền Ether để làm phương tiện giao dịch trên nền tảng này.

Cuộc chơi của những Hợp Đồng Thông Minh bắt đầu (Tìm hiểu thêm "Smart Contract là gì ?"). Đây là một tính năng rất mới và độc đáo, rất khó để giải thích trên khía cạnh công nghệ, hãy tưởng tượng nó như sau:
Khi bạn thanh toán hoá đơn tiền điện, bạn không muốn đi đến tận nơi để đóng tiền. Bạn sử dụng thẻ ngân hàng để chuyển tiền vào tài khoản của công ty điện lực, tiền từ túi bạn sẽ đi vào túi của công ty đó. Nhưng điều gì xảy ra khi không có sự tham gia trung gian của ngân hàng ? Đây là cách thức mà Hợp Đồng Thông Minh sẽ làm việc: "Bạn sẽ sử dụng dịch vụ này và chi trả bằng những đồng Ether mà không thông qua trung gian ngân hàng". Điều này giúp tiết kiệm chi phí dịch vụ, cũng như thời gian cho mỗi giao dịch - bởi vì các giao dịch thực hiện trong mạng lưới Blockchain là tích tắc.
Giá Ethereum sẽ tăng khi nhiều công ty hay các tổ chức sử dụng Hợp Đồng Thông Minh để quản lý hệ thống của họ. Ngoài ra giá trị trong dài hạn của Ethereum còn được tác động bởi Decentralized Autonomous Organization (Tổ chức Tự trị Phi tập trung), hay còn gọi là DAO.

Hãy hiểu nôm na về DAO như một quỹ đầu tư. Người dùng bỏ phiếu để đổi lấy các khoản tài trợ. Họ sẽ bầu ra nhóm start-up nào sẽ nhận được nguồn kinh phí; và phần lợi nhuận sẽ được thanh toán vào tài khoản Ethereum của họ. Đó giống như chủ nghĩa tư bản thuần tuý. Nhiều người cho rằng DAO sẽ là trật tự mới cho ngành tài chính, xoá bỏ cơ chế của thị trường chứng khoán và quỹ đầu tư mạo hiểm.

Nếu điều này trở thành sự thật, giá Ethereum sẽ đạt trên $100, hãy nhìn vào thực tế tốc độ tăng trưởng giữa năm 2015 và năm 2016.

Liệu Ethereum có đánh bại Bitcoin ?

Đây là một câu hỏi khá khó, Ethereum có nhiều hướng để phát triển khá tốt, nhưng không có nghĩa là Ethereum sẽ đánh bại được Bitcoin.

Hãy nhìn về thực tế khối lượng giao dịch Bitcoin tại Ấn Độ và Trung Quốc. Nó rất lớn, bởi vì họ đã quen với loại tiền tệ này, nên việc họ tái đầu tư là điều hiển nhiên.

Trong hầu hết các cuộc chơi, kẻ có thương hiệu sẽ là kẻ chiến thắng. Đó là quy luật trong kinh doanh, điều đó khá tốt cho Bitcoin. Nhưng nếu nói về quy mô phát triển, đó là là Ethereum.

Ethereum còn quá trẻ. Giá trị của nó tăng trưởng khá ngoạn mục, tuy nhiên vẫn chưa là gì so với Bitcoin. Bởi vì còn nhiều tiềm năng của Ethereum mà con người chưa khám phá ra, ít nhất là dưới góc độ đầu tư.

Vì thế, một khi thị trường Bitcoin trở nên bão hoà, các doanh nhân hay công ty bắt đầu chuyển sang nền tảng này, điều chắc chắn Ethereum sẽ có mức giá ba chữ số.

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

4 phiên bản của Bitcoin: Bitcoin Core - Bitcoin Classic - Bitcoin XT - Bitcoin Unlimited


Bài viết này được trình bày theo quan điểm của Bitcoin Vietnam News về các phiên bản đang tồn tại của Bitcoin. Đây cũng là vấn đề cốt lõi tác động trực tiếp vào giá trị của Bitcoin - đó là khả năng mở rộng. Vấn đề về kích thước khối cho mỗi giao dịch đã gây ra nhiều chia rẽ trong cộng đồng những năm qua. Chúng tôi quyết định phân tích vào các phiên bản này, hy vọng bài viết này sẽ góp phần bổ sung kiến thức kỹ thuật cho mọi người. Nếu bạn là một chuyên gia về khía cạnh kỹ thuật của Bitcoin, xin hãy chỉ ra những sai sót để chúng tôi có thể khắc phục.

Bitcoin - về cơ bản đó là một ứng dụng mã nguồn mở trên nền tảng mạng lưới phi tập trung. Điều đó có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể nhìn thấy và chỉnh sửa mã nguồn này. Tuy nhiên chỉ có mã nguồn tối ưu nhất, mạnh nhất mới được phép tồn tại, cộng đồng Bitcoin sẽ quyết định ủng hộ cho phiên bản hữu ích nhất. Việc chỉnh sửa mã nguồn sẽ đồng thời tạo ra một phiên bản mới. Về chuyên môn trong giới lập trình viên, mọi người gọi đó là "fork". Trước khi tìm hiểu về các phiên bản của Bitcoin, hãy hiểu sơ về "fork" nhé.

Fork là gì ?

Thực ra vấn đề "fork" này không chỉ là khái niệm riêng của Bitcoin, điều đó đã tồn tại rất nhiều trong giới lập trình. Chẳng hạn khi Google cho ra đời hệ điều hành Android, mỗi phần cứng điện thoại được quy định sử dụng phiên bản Android nhất định. Các lập trình viên đã chỉnh sửa những phiên bản này sao cho tương thích với những đời máy thấp hơn. Điều đó cũng xảy ra tương tự với hệ điều hành của máy tính hay iPhone, tất cả gọi nôm na là "fork".

Satoshi Nakamoto là người tạo ra phiên bản đầu tiên của Bitcoin, hay gọi là phiên bản gốc. Các lập trình viên khác cảm thấy cần khắc phục những nhược điểm của phiên bản này. Họ chỉnh sửa mã nguồn phiên bản gốc và cho ra đời Bitcoin Core, Bitcoin Classic, Bitcoin XT và Bitcoin Unlimited. Tất cả các phiên bản này vẫn đang vận hành. Việc tạo ra nhiều phiên bản với những hướng đi riêng đang tác động trực tiếp vào niềm tin của cộng đồng, ở đây chính là cộng đồng Bitcoin.

Bitcoin Node

Bitcoin Core là gì ?

Bitcoin Core là phiên bản thứ ba và phổ biến nhất được phát triển bởi Wladimir J. van der Laan từ phiên bản gốc. Trước đây Bitcoin Core từng được biết đến với cái tên Bitcoin-Qt. Kể từ phiên bản Bitcoin Core v0.5, bitcoind (Bitcoin Deamon) - giao diện thực hiện lệnh cho Bitcoin, được tích hợp để kết nối với các giao dịch và cập nhật Blockchain.

Có 4 phiên bản của Bitcoin đang tồn tại, nhưng nổi trội nhất chính là Bitcoin Core và Bitcoin Classic. Sự cạnh tranh giữa 2 phiên bản này gây nhiều chia rẽ cho cộng đồng.

Quay trở lại Bitcoin Core, phiên bản này thường xuyên bị chỉ trích vì tải Blockchain quá chậm. Nhưng bù lại Bitcoin Core lại rất phổ biến vì kích thước khối dành cho mỗi giao dịch chỉ 1Mb. Cộng đồng Bitcoin Core và Bitcoin Classic thường xuyên tranh cãi về vấn đề kích thước khối này. Bitcoin Core muốn duy trì kích thước 1Mb, nhưng Bitcoin Classic lại muốn mở rộng ra 2Mb.

Bitcoin Classic là gì ?

Bitcoin Classic là một phiên bản mở rộng từ phiên bản gốc. Mục tiêu của Bitcoin Classic là thay đổi kích thước khối của mỗi giao dịch từ 1Mb lên 2Mb. Những gã khổng lồ như Coinbase hay BitStamp đã lên tiếng ủng hộ cho Bitcoin Classic nhưng vẫn không tạo được một cuộc cách mạng từ các thợ mỏ hay những người quản lý node.

Bitcoin Core vẫn thống trị, nhưng tiềm năng của Bitcoin Classic không thể bị bỏ qua.

Bitcoin XT là gì ?

Bitcoin XT là một phiên bản gây nhiều tranh cãi và đồng thời lót đường cho Bitcoin Classic được hình thành. Trong khi Bitcoin Classic giới hạn ở 2Mb kích thước khối giao dịch thì Bitcoin XT lại giới hạn từ 8Mb đến 8192Mb. Kích thước khối của Bitcoin XT phụ thuộc vào khối Bitcoin khai thác được. Mặc dù Bitcoin XT không được ủng hộ nhiều nhưng nó vẫn đang tồn tại với 29 node.

Bitcoin Unlimited là gì ?

Như tên gọi của mình, Unlimited - không giới hạn. Bitcoin Unlimited là một phiên bản không giới hạn về kích thước khối giao dịch. Những người quản lý node và các thợ mỏ sẽ quyết định giới hạn cho mình.

Ưu điểm và nhược điểm của việc gia tăng kích thước khối

Ưu điểm:
  • Kích thước càng lớn, giao dịch càng nhanh.
  • Giảm tải dữ liệu cho Blockchain.
  • Kích thước lớn, giao dịch những khoản giá trị thấp sẽ có mức phí cao. Do đó chấm dứt được nạn spam giao dịch trong Blockchain.
  • Phí giao dịch cao sẽ giúp thợ mỏ được nhiều lợi nhuận.
Nhược điểm:
  • Full node sẽ khiến tiêu tốn nhiều tài nguyên.
  • Kích thước lớn, giao dịch những khoản giá trị thấp sẽ có mức phí cao. Khiến người dùng phải đi tìm một kênh thanh toán tối ưu hơn và đặt dấu chấm hết cho Bitcoin.

Bitcoin sẽ không còn tính phân cấp khi tăng kích thước khối

Bitcoin là ứng dụng phân cấp đầu tiên của Blockchain, do đó nếu nó không còn phân cấp - nó sẽ bị biến mất. Giả sử nếu kích thước khối tăng lên 4Mb sẽ tiêu tốn nhiều tài nguyên hơn khi xử lý. Do đó những thợ mỏ nhỏ lẻ sẽ không nhận xử lý khối này - và rồi sức mạnh được tập trung cho các thợ mỏ lớn hơn. Cùng với việc nếu một thợ mỏ kiểm soát quá bán 50% hashrate khai thác của mạng lưới, các giao dịch Bitcoin sẽ bị thao túng (Tấn công 51%).

Từ quan điểm đó chúng tôi nhận định việc gia tăng kích thước khối sẽ gây tổn hại cho cộng đồng Bitcoin. Nếu bạn cho rằng quan điểm đó của chúng tôi còn nhiều thiếu sót, vui lòng để lại bình luận bên dưới.

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

Vàng hay Bitcoin: Đầu tư gì hiệu quả nhất trong năm 2017

Nên đầu tư vàng hay Bitcoin trong năm 2017

Bạn đang đi tìm một loại tài sản đầu tư phù hợp với túi tiền ? Bạn lựa chọn mua nó ở một mức giá rất thấp và hy vọng nhận được khoản lợi nhuận khổng lồ sau hơn một năm ? Vâng, có rất nhiều người đang cùng suy nghĩ đó với bạn. Tuy nhiên cơ hội đó rất hiếm gặp, nhưng không hẳn là không có, trừ khi bạn nghĩ chúng tôi sẽ đề cập vào mô hình Ponzi hay kim tự tháp. Thực tế là vẫn có một cơ hội đầu tư như vậy trong năm 2017 này, đó chính là đồng tiền Bitcoin. Đây là một phát minh hoàn toàn mới trong không gian kỹ thuật số, đồng tiền này được tạo ra bằng những thuật toán vô cùng phức tạp. Đây là một cơ hội đầu tư thú vị trong thời đại công nghệ số hoá, bạn không thể cầm hay nắm được nó, vì nó tồn tại trong không gian Internet nhưng bạn vẫn sở hữu nó. Số lượng đồng tiền Bitcoin được tạo ra sẽ bị giới hạn, nghĩa là khi đủ số lượng tồn tại thì sẽ không thể tạo thêm được nữa. Tại thời điểm này Bitcoin đang có giá trị hơn $1,000 cho mỗi đồng. Nó gần giống với mức giá của 3 năm trước, nhưng thời điểm đó thì không có quá nhiều Bitcoin lưu thông trên thị trường như bây giờ. Để có một cái nhìn khách quan hơn trước khi quyết định đầu tư vào Bitcoin, hãy cùng chúng tôi phân tích nó với vàng.

Vàng dễ bị kiểm soát hơn Bitcoin

Nếu bạn sở hữu vàng thì chắc chắn là bạn sẽ bị kiểm soát. Bạn phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc vàng mà bạn đang nắm giữ. Điều này không có gì lạ lẫm vì đó là cách bảo tồn giá trị đối với vàng, tránh bị làm giả hay ăn cắp. Bitcoin thì ngược lại, không ai có thể kiểm soát. Nhưng điều này lại là một nhược điểm của Bitcoin. Hãy nhớ lại việc Sàn giao dịch Bitcoin Mt. Gox từng bị hack hàng triệu USD giá trị Bitcoin những năm trước. Số Bitcoin bị hack đó không thể tìm thấy vì không tìm được dấu vết gì. Ngoài ra với đặc điểm này, giới tội phạm thường sử dụng để mua bán ma tuý, trốn thuế hoặc tài trợ cho khủng bố. Không ai có thể theo dõi đường đi của nguồn tiền bằng Bitcoin, vì nó đã được mã hoá bằng thuật toán tối tân nhất.

Vàng rất hiếm, nhưng Bitcoin còn hiếm hơn

Đây là một đặc điểm nổi trội giúp Bitcoin trở nên khan hiếm. Bởi vì lượng Bitcoin tồn tại chỉ giới hạn ở con số 21 triệu. Cung và cầu là khái niệm cơ bản nhất trong kinh tế học. Khi nguồn cung bị hạn chế mà nhu cầu ngày càng cao thì giá phải đi lên. Trong khi đó vàng chỉ luẩn quẩn quanh vòng tròn của chu kỳ cung-cầu, khi nhu cầu tăng thì thợ mỏ phải đi tìm nguồn vàng khác để khai thác. Khi vàng đạt đến một mức giá đỉnh điểm, con người sẽ bán vàng từ những trang sức của họ và rồi số vàng này được đem nấu chảy để trở thành vàng tinh khiết.

Thị trường vàng khá vững chắc, Bitcoin chỉ mới là bước khởi đầu

Như đã nói về việc Sàn giao dịch Mt. Gox bị sụp đổ. Thông thường khi một sàn nào đó sụp đổ thì mọi người sẽ nghi ngờ về công cụ đầu tư tại sàn đó. Rất may mắn là vàng không gặp những rắc rối như vậy. Trong thực tế là các sàn Bitcoin không thể nào so sánh được với các sàn vàng. Hơn nữa thị trường vàng khá minh bạch, giá cả rất rõ ràng. Trong khi giá Bitcoin ở mỗi sàn thì mỗi chênh lệch khác nhau. Nếu Bitcoin tại một sàn nào đó bị rớt giá sẽ tạo ra khủng hoảng niềm tin mà tác động trực tiếp vào giá trị Bitcoin ở các sàn khác.

Giá trị cơ bản của vàng khá vững chắc, Bitcoin chỉ là sự đầu cơ

Vàng đang là một nguyên liệu cần thiết cho ngành công nghiệp luyện kim hay trang sức. Nói cách khác đó là giá trị sử dụng cơ bản của nó. Giá vàng không thể sụp đổ nếu nhu cầu của các ngành công nghiệp liên quan đến vàng vẫn tồn tại. Thực tế đã chứng minh vàng là một thứ tài sản lưu trữ giá trị trong giai đoạn kinh tế bất ổn. Còn Bitcoin thì hoàn toàn không thể sử dụng được vào cách ngành công nghiệp này, đơn giản nó là một công nghệ kỹ thuật số. Nó tồn tại trên Internet và được lưu trữ trong ổ cứng hay máy chủ nào đó. Do đó đặc điểm của Bitcoin là điều quan trọng để đưa ra xem xét hàng đầu. Tuy nó không có thực nhưng rất nhiều người đặt niềm tin vào nó. Hãy nhớ đến bài học hoa Tulip của Hà Lan vào thế kỷ 17, chỉ một lần là quá đủ và không ai còn tin vào điều đó.

Vàng dễ dàng chuyển thành tiền mặt

Vàng có giá trị như nhau trên toàn thế giới. Đây là một đặc điểm quan trọng khi so sánh Bitcoin với vàng. Điều này bắt nguồn từ thực tế là ai ai cũng có nhu cầu về vàng. Tuy nhiên cũng không thể không đề cập đến Bitcoin, nhưng Bitcoin thì chỉ có những nhà đầu tư mới quan tâm.

Tổng kết

Việc so sánh vàng với Bitcoin có vẻ rất ngớ ngẩn. Vàng là một thứ tài sản lưu trữ giá trị được công nhận trên toàn thế giới. Tuy nhiên vẫn cần phải có cái nhìn khách quan về hai loại tài sản này. Rất nhiều người có thể bị cám dỗ khi đầu tư vào Bitcoin. Hãy nắm kỹ những lời khuyên mà chúng tôi đưa ra. Sẽ vẫn còn nhiều sự kiện xảy ra với loại phương tiện đầu tư đặc biệt này. Hãy xác định rõ mục đích và mục tiêu của mình để tránh tham gia vào một thị trường ảo tưởng. Tập trung vào việc phân tích các sự kiện và rủi ro để có thể bảo vệ được nguồn vốn của mình.

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

Những thất bại lớn nhất của Cryptocurrency

Những thất bại lớn nhất của Cryptocurrency

Mặc dù hệ sinh thái Cryptocurrency ngày càng phát triển trong hơn 8 năm qua, nhưng dường như những thất bại trong quá khứ của Bitcoin hay các Altcoin khác đã phần nào tác động vào niềm tin của mọi người vào những loại tiền ảo này. Nói một cách công bằng thì ngoài việc xem xét những điều tốt nhất từng tồn tại, chúng ta hãy thử nhìn lại những thất bại trong quá khứ để có một cái nhìn tổng quát hơn về hệ sinh thái Cryptocurrency này.

Những thất bại của Bitcoin đa phần xuất phát từ những cuộc tấn công vào lỗ hổng bảo mật của các sàn giao dịch. Blockchain là một hệ thống an toàn và vững chắc nhất hiện nay, do đó không có cách nào tấn công vào Blockchain hơn là việc hạ uy tín của nó bằng cách nhắm vào các sàn giao dịch. Ngoài ra những thất bại khác còn đến từ những kẻ lừa đảo. Mặc dù những người này không lấy đi tất cả mọi thứ, nhưng nó cũng được tính là một sự thất bại của tiền ảo.

Có rất nhiều sự kiện xảy ra, nhưng ở đây Bitcoin Vietnam News chỉ trích dẫn những sự kiện được cho là nổi bật nhất:

Mt. Gox

Đây là một trong những thất bại của Bitcoin lớn nhất mọi thời đại và luôn luôn được liệt vào thứ hạng đầu tiên. Mt. Gox là một trong những sàn giao dịch Bitcoin tại Tokyo ra đời từ thời điểm năm 2010. Những lúc đỉnh điểm Mt. Gox xử lý hơn 80% khối lượng giao dịch trên toàn thế giới. Năm 2014, Mt. Gox xin tuyên bố phá sản vì lý do "đã làm mất số Bitcoin của khách hàng và không muốn gặp những rắc rối pháp lý liên quan". Kết quả là Mt. Gox đã làm mất hơn 850,000 Bitcoin trị giá hơn 470 triệu USD - khoảng 7% lượng Bitcoin tồn tại trên thế giới lúc đó.

Các điều tra viên phát hiện Mt. Gox đã làm mất Bitcoin từ năm 2011 khi tiến hành tìm hiểu sâu hơn vào hoạt động kinh doanh tại đây. Do đó không phải Mt. Gox chỉ bị hack một lần duy nhất mà việc này đã xảy rất nhiều lần. Mt. Gox có lẽ biết rõ việc này nhất, thực tế là công ty này không nắm giữ nhiều Bitcoin vào thời điểm năm 2013 như họ đã công bố. Điều này đã khiến các khách hàng sợ hãi và kéo nhau rút tiền. Kết quả là Bitcoin giảm đột ngột từ $1,000 xuống $500, gần giống như sự sụt giá đầu năm nay.

Vài tuần sau khi đệ đơn xin phá sản, Mt. Gox cho biết họ đã tìm lại được 200,000 Bitcoin, do đó tổng số Bitcoin bị mất chỉ còn 650,000. Năm 2016, sàn giao dịch Bitcoin - Kraken, cho biết họ sẽ hoàn trả 91 triệu USD giá trị Bitcoin cho những nạn nhân của Mt. Gox. Điều này không góp phần bù đắp toàn bộ thiệt hại, nhưng đã phần nào mang lại hy vọng cho các nạn nhân.

The DAO

Đây là một mô hình gây quỹ cộng đồng lớn nhất trong lịch sử và mang tính cách mạng vào thời điểm đó. Các nhà đầu tư có thể mua những token của quỹ DAO bằng Bitcoin hay Ether và tham gia biểu quyết cho những dự án bằng token này. Lợi nhuận từ các dự án sẽ được chia đều cho các nhà đầu tư theo những điều khoản thoả thuận trước đó.

Sở dĩ gọi mô hình này là một cuộc cách mạng vì kể từ lúc khởi xướng ngày 30/04/2016 cho đến ngày 21/05/2016 quỹ này đã nhận được hơn 150 triệu USD quyên góp. Một số tiền khổng lồ được kêu gọi chỉ bằng nguồn vốn cộng đồng và thực tế là hướng phát triển của dự án DAO này khá triển vọng.
Ngày 18/06/2016 các hacker đã tìm thấy lỗ hổng phân chia kinh phí cho dự án của các Hợp Đồng Thông Minh (Smart Contract). Về cơ bản thì lỗ hổng này khiến hacker đã được cấp phép sử dụng 50 triệu USD trong toàn bộ nguồn kinh phí. Với những nỗ lực khắc phục của đội ngũ phát triển của Ethereum, cuối cùng các hacker chỉ lấy được 8.5 triệu USD trong số 50 triệu USD đó.

Tin tức về sự kiện The DAO lan truyền khiến các nhà đầu tư nhanh chóng rút toàn bộ token của họ, khiến giá token của DAO nhanh chóng lao sát dốc. Cho đến nay còn nhiều sàn giao dịch Bitcoin vẫn để token DAO trên sàn, nhưng không còn ai tham gia giao dịch nữa.

MyBitcoin

Đây là một trong những ví Bitcoin ra mắt thời điểm đầu tiên khi Bitcoin trở nên phổ biến. Tháng 8/2011, MyBitcoin tuyên bố họ đã làm mất 51% lượng Bitcoin trong hệ thống của mình, khoảng 79,000 Bitcoin với trị giá hơn 72 triệu USD. Cho đến nay vẫn không ai biết được thực chất là Bitcoin đã bị hack hay công ty này cố tình làm như vậy. Nhưng dù sao đó cũng được coi là một trong những thất bại của Cryptocurrency.

Paycoin

Ngoài những yếu kém trong việc quản lý hệ thống thì những kẻ lừa đảo cũng là một bộ mặt góp phần tạo ra những thất bại của Cryptocurrency. Có rất nhiều kiểu lừa đảo diễn ra hằng ngày nhưng đây là một vụ nổi bật nhất thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư.

Vụ việc này bắt đầu tại GAW Miners - một công ty cloud-mining Bitcoin thành lập năm 2014. Công ty này cung cấp dịch vụ cho thuê thiết bị khai thác và thực hiện công việc này thay mặt các nhà đầu tư.

Sự thật là GAW không hề có thiết bị khai thác nào ngoài một mô hình Ponzi. Những nhà đầu tư đến sau sẽ trả lãi cho những nhà đầu tư đến trước. Chu kỳ này tiếp diễn cho đến khi có hơn 10,000 nhà đầu tư tham gia. Lúc đó GAW Miners đã thực sự hết kinh phí để chi trả cho các nhà đầu tư và tiếp tục hoạt động.

Giám đốc Điều hành của GAW là Josh Garza đã đưa ra một ý tưởng về loại Cryptocurrency mới gọi là Paycoin. Nó giống như hầu hết các Altcoin khác đang tồn tại trong danh sách 700 Altcoin. Tuy nhiên nó đã thu hút được một lượng lớn nhà đầu tư tham gia vào, trong đó có những người hoàn toàn không có kiến thức gì về Cryptocurrency.

Giá Paycoin nhanh chóng được niêm yết $20 cho mỗi đồng, cao hơn giá chào bán thời điểm đó. Các nhà đầu tư tiếp tục chờ đợi và chờ đợi, nhưng cuối cùng Paycoin đã không được như kỳ vọng của mọi người, và rồi họ bỏ cuộc. Paycoin đóng cửa, chấm dứt mọi hoạt động, Garza nhanh chóng bỏ trốn sang Mỹ. Cuối cùng, Garza vẫn bị bắt với những cáo buộc về tội danh lừa đảo, nhưng nguồn vốn của các nhà đầu tư vẫn chưa thu hồi được cho tới nay.

Bitcoin Savings and Trust (BST)

BST là một trong những màn lừa đảo đơn giản mà hiệu quả nhất. Trendon Shavers xây dựng BST với lời hứa tạo ra một cơ hội đầu tư hiệu quả. Với ý tưởng sử dụng chiến lược chênh lệch thị trường, ông sẽ bán số Bitcoin của nhà đầu tư với giá cắt cổ và mua lại với mức giá thị trường. Điều này sẽ tạo ra mức lợi nhuận 7%/tuần và 3641%/năm.

Shavers quản lý hơn 764,000 Bitcoin từ thời điểm năm 2011 đến 2012, lúc đó số Bitcoin này có trị giá chỉ 4.5 triệu USD. Mọi hoạt động của Shavers chỉ theo hình thức Ponzi, hoàn toàn không có sự đầu tư nào ở đây.

Shavers bị bắt giữ năm 2014 với mức án 18 tháng tù cùng số tiền phạt 40 triệu USD. Đây là trường hợp phạm tội liên quan đến Cryptocurrency đầu tiên tại Mỹ, nhưng chắc chắn không phải là cuối cùng vì hiện nay vẫn còn rất nhiều công ty ra đời và đi theo con đường này hằng ngày.

Dogecoin

Dogecoin là một loại Cryptocurrency ra đời với ý tưởng từ meme chú chó Shiba Inu, dùng để tài trợ cho các chương trình trực tuyến. Dogecoin có giá trị rất thấp, bạn có thể nhận được 100 Dogecoin chỉ với 2 cent. Tuy nhiên, Ryan Kennedy dưới nickname Alex Green và Moolah thì lại sử dụng nó như một cơ hội để kiếm tiền.

Kennedy đã tạo ra sàn giao dịch Moolah như một nơi để trao đổi Dogecoin lấy các Altcoin khác, hay Bitcoin và thậm chí là tiền mặt. Sau đó gợi ý cho đội ngũ phát triển Dogecoin cung cấp cho mình một lượng lớn Dogecoin để bắt đầu hoạt động kinh doanh. Ngay cả các công ty lớn như MintPal cũng tham gia đầu tư vào Moolah.

Khi các nhà đầu tư nhận ra mình đã bị lừa thì cũng là lúc Kennedy biến mất. Số tiền bị thiệt hại ước tính khoảng 2-4 triệu USD và Dogecoin vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay thực sự là một cú sốc lớn đối với các nhà đầu tư.