Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

Đừng ngạc nhiên khi Quỹ Ethereum ETF bất ngờ được niêm yết tại NYSE

Đừng ngạc nhiên khi Quỹ Ethereum ETF bất ngờ được niêm yết tại NYSE

Những vấn đề về thu nhập, cải cách thuế và tiềm năng tăng trưởng kinh tế của các chính phủ đã trở thành tâm điểm thông tin tài chính trong tuần qua, thị trường tiền tệ kỹ thuật số từ đó cũng trải qua một tuần đầy hứng khởi.

Trong khi các Sàn giao dịch Trung Quốc thông báo áp mức phí 0.2% cho các giao dịch Bitcoin, thì tại thị trường Nhật Bản đã công nhận loại tiền tệ kỹ thuật số này như một hình thức thanh toán hợp pháp. Đáng chú ý nhất chính là diễn biến của Quỹ Winklevoss Bitcoin ETF (NASDAQ:COIN) đã bị từ chối vào tháng trước sẽ được đưa ra xem xét lại một lần nữa. Mặc dù mọi thứ có vẻ như chưa thể hoàn tất để được chấp thuận, nhưng đó chỉ là vấn đề thời gian để ra mắt Quỹ Bitcoin ETF. Giá Bitcoin đã tăng lên $1,340 và ghi nhận lập đỉnh điểm cao hơn kể từ khi vượt qua mức giá $1,000 trong đầu tháng này.

Một loại tiền tệ kỹ thuật số cũng vừa đạt đỉnh điểm cao nhất lịch sử trong tuần vừa qua, token Ether của Ethereum - $70 theo CoinMarketCap. Bạn có thể sẽ thắc mắc Ethereum là gì ? Ethereum giống như Bitcoin, là tên gọi của một Blockchain, một nền tảng mã nguồn mở cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng xoay quanh đó, họ sẽ phải chi trả bằng token Ether khi sử dụng tài nguyên mạng trong Blockchain này. Khác với Bitcoin, chỉ được sử dụng như một đồng tiền thương mại.

Khi thông tin về Quỹ Winklevoss Bitcoin ETF tràn ngập khắp các tạp chí điện tử, SEC đã cùng lúc công bố xem xét Quỹ Ethereum ETF. Các cổ đông của EtherIndex Ether Trust tin rằng Quỹ Ethereum ETF này sẽ chắc chắn được chấp thuận và trở thành quỹ đầu tiên được phê duyệt bởi SEC. Tại sao họ lại chắc chắn như vậy, hãy so sánh sự khác biệt giữa Quỹ Bitcoin ETF và Quỹ Ethereum ETF nhé.
  • Tiềm năng sử dụng: Mặc dù Ether có thể được sử dụng để giao dịch như Bitcoin, nhưng theo tuyên bố của SEC cho rằng, Ether không giống như Bitcoin, không được thiết kế như một nơi lưu trữ giá trị. Nó là một đồng tiền làm phương tiện thanh toán trong mạng lưới Blockchain của Ethereum, thông tin thêm có thể được tìm thấy trong sắc lệnh 34-80501 của SEC.
  • Quy định: Đó chính là nguyên nhân khiến Quỹ Winklevoss Bitcoin ETF bị từ chối, thiếu chế tài giám sát, thông tin thêm có thể được tìm thấy trong sắc lệnh 34-80206 của SEC. Về Ether, hiện đang dưới quyền của Cơ quan Dịch vụ Tài chính Bang New York, quy định này sẽ giúp SEC cởi mở hơn khi đề cập vào Quỹ Ethereum ETF.
  • Sự hỗ trợ từ doanh nghiệp: Vào thời điểm cuối tháng 2/2017, một nhóm hơn 30 doanh nghiệp đã tuyên bố thành lập liên minh với tên gọi Enterprise Ethereum Alliance (EEA) với mục tiêu xây dựng một tiêu chuẩn cho phép các doanh nghiệp có thể sử dụng Ethereum để giám sát dữ liệu và hợp đồng tài chính. Một số tên tuổi lớn trong liên minh này như: Microsoft, JPMorgan Chase, Intel, Accenture, UBS và Thomson Reuters.
Cho đến thời điểm này có vẻ như mạng lưới Ethereum đã hoạt động ổn định cho những ứng dụng trong dài hạn. Đó là một triển vọng dành cho Ether, nhưng Quỹ Bitcoin ETF sẽ tiếp tục được SEC xem xét và đừng quá ngạc nhiên khi Quỹ Ethereum ETF được ra mắt trước tiên.

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Công nghệ Blockchain bùng nổ: Ripple hợp tác cùng 10 thành viên mới

Công nghệ Blockchain bùng nổ: Ripple hợp tác cùng 10 thành viên mới

Ripple - nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trên nền tảng Blockchain vừa thông báo hôm 26/04 về việc cập nhật thêm 10 tổ chức tài chính cho mạng lưới của mình trên toàn cầu.

10 tổ chức tài chính này đại diện cho các ngân hàng lớn trên thế giới và các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, bao gồm: MUFG (Mitsubishi UFJ Financial Group - Nhật Bản), BBVA (Banco Bilbao Vizcaya Argentina - Tây Ban Nha), SEB (Skandinaviska Enskilda Banken AB - Thuỵ Điển), Akbank (Thổ Nhĩ Kỳ), Axis Bank (Ấn Độ), YES Bank (Ấn Độ), SBI Remit (Nhật Bản), Cambridge Global Payments (Canada), Star One Credit Union (U.S) và eZforex.com (U.S).

CEO của Ripple - Brad Garlinghouse, cho biết: "Những ngân hàng hàng đầu thế giới là những tổ chức đầu tiên áp dụng công nghệ Ripple và gia tăng hiệu suất trong mạng lưới của chúng tôi một cách nhanh chóng. Tất cả đều hiểu rõ chỉ có Ripple mới là giải pháp thanh toán duy nhất hiện nay và làm gia tăng nhu cầu sử dụng của bất kỳ loại hình tổ chức tài chính nào."

Nhóm thành viên mới này sẽ chứng minh cách thức mà Ripple có thể giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí liên quan đến các giao dịch trên toàn thế giới của các tổ chức tài chính.
  • BBVA - một trong 50 ngân hàng lớn nhất thế giới, đang sử dụng Ripple để cho phép thanh toán thời gian thực giữa châu Âu và Mexico.
  • Akbank - ngân hàng tư nhân lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ, là ngân hàng đầu tiên tại nước này áp dụng Blockchain và trở thành mô hình mẫu cho các ngân hàng khác mong muốn thực hiện việc thanh toán xuyên quốc gia một cách nhanh chóng.
  • Star One là tổ chức tín dụng đầu tiên cho phép khách hàng chuyển tiền qua eZforex.com, chứng minh cho việc các ngân hàng nhỏ có thể cạnh tranh, làm giảm thiểu chi phí và tiếp cận khách hàng tốt hơn.
  • Cambridge Global Payments và Earthport đang hợp tác với Ripple để cải thiện trải nghiệm của khách hàng, tăng cường phạm vi tiếp cận và giảm thiểu chi phí thanh toán xuyên quốc gia thời gian thực.
Sau khi Ripple công khai Báo cáo Thị trường XRP Quý 1 năm 2017, điều đó cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh chóng khi áp dụng loại hình tài sản kỹ thuật số XRP với 6,7 triệu USD doanh thu quý. Khối lượng giao dịch XRP gia tăng nhanh chóng chứng minh đây là một giải pháp dành cho ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nào quan tâm đến việc giảm thiểu chi phí thanh toán toàn cầu.

Một số tổ chức tài chính cho biết về việc sử dụng Ripple của họ:

Hirofumi Aihara, Tổng giám đốc Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ, một thành viên của MUFG:
"Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác cùng Ripple để cung cấp loại hình dịch vụ thanh toán mới và thay đổi trải nghiệm của khách hàng bằng cách sử dụng công nghệ Blockchain. Để chứng minh cam kết của chúng tôi với loại công nghệ này, chúng tôi đang gia nhập Hiệp hội Ngân hàng Nhật Bản để thương mại hoá mạng lưới Ripple trên toàn cầu."
Tolgs Ulutas, Phó Chủ tịch Ngân hàng Akbank:
"Chúng tôi rất vui mừng khi được trở thành ngân hàng đầu tiên tại Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện bước đi quan trọng trong việc áp dụng công nghệ Blockchain cho dịch vụ chuyển tiền quốc tế. Chúng tôi tin rằng giai đoạn mới trong công nghệ này sẽ gia tăng tốc độ và tính minh bạch đối với khách hàng, cũng như việc giảm chi phí và cung cấp chất lượng dịch vụ cao hơn."
Amresh Acharya, Chủ tịch Tập đoàn Global Indian Banking và YES Bank:
"Ấn Độ là nước gửi và nhận tiền nhiều nhất trên thế giới, với tư cách là ngân hàng dẫn đầu Ấn Độ tập trung vào công nghệ, chúng tôi rất vui khi được hợp tác cùng Ripple để nâng cao hiệu quả của Blockchain đối với các khoản thanh toán xuyên quốc gia thời gian thực. Sự hợp tác này cho thấy YES Bank đang nối tiếp áp dụng những đổi mới trong công nghệ hiện đại để mang lại trải nghiệm ưu việt hơn cho các khách hàng của chúng tôi."
Ông V. Srinivasan, Phó Giám đốc Điều hành Axis Bank:
"Chúng tôi cam kết đổi mới trong công nghệ, làm cho ngân hàng trở nên đơn giản và thuận tiện hơn đối với các khách hàng của chúng tôi. Kiều hối là một trong những lĩnh vực chiến lược đối với chúng tôi. Axis rất vui mừng được kết hợp cùng với tiềm năng trong công nghệ Blockchain và cho phép chuyển tiền thời gian thực một cách hợp lý. Hiện chúng tôi đang làm việc với Ripple và thảo luận một cách tích cực với các ngân hàng trên cùng hệ thống để cùng nhau hợp tác và thử nghiệm các trường hợp sử dụng khác nhau thông qua các khoản tiền gửi về doanh nghiệp hay nhà bán lẻ."
Paula da Silva, Trưởng phòng Giao dịch SEB:
"Chúng tôi đang thực hiện thanh toán xuyên quốc gia thời gian thực bằng Ripple. Đối với chúng tôi, đây là bước đầu để khai thác lợi thế của công nghệ Blockchain và sổ cái kế toán phân cấp trong lĩnh vực thanh toán. Chúng tôi đánh giá cao sự hợp tác cùng với Ripple."

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Quỹ Ethereum Classic đầu tiên được ra mắt - ETC tăng giá hơn 200%

Quỹ Ethereum Classic đầu tiên được ra mắt - ETC tăng giá hơn 200%

Công ty đầu tư Grayscale Investments của Mỹ vừa công bố thành lập quỹ tư nhân đầu tiên dành cho nền tảng Blockchain Ethereum Classsic, với nguồn vốn ban đầu 10 triệu USD, Barry Sibert - nhà sáng lập tại công ty mẹ của Grayscale là Digital Currency Group (DCB) cho biết hôm 26/04.

Quỹ này được biết đến với tên gọi Ethereum Classic Investment Trust, với nguồn vốn ban đầu của Barry Sibert, DCB và Glenn Hutchins - nhà đồng sáng lập của công ty đầu tư Silver Lake.

Quỹ Ethereum Classic sẽ theo dõi sát diễn biến giá của ETC, loại tiền tệ kỹ thuật số có lượng vốn hoá lớn thứ 6 trên thị trường, 420 triệu USD.

Ethereum Classic được xây dựng trên cùng một nguyên tắc cơ bản của Bitcoin: phân cấp và bất di bất dịch, có nghĩa là một khi dữ liệu đã được ghi chép vào sổ cái trên Blockchain, mọi thứ sẽ không thể thay đổi. Các nhà phát triển đồng thời có thể xây dựng những ứng dụng khác nhau trên Blockchain này, tạo điều kiện truyền tải dữ liệu và chia sẻ thông tin, cũng như làm gia tăng giá trị của loại tiền tệ này.

Hôm 26/04, Ethereum Classic đã tăng lên đỉnh điểm ở mức giá $4,6 trên tất cả các sàn giao dịch, hơn 200% trong vòng 2 tháng trở lại.

Sibert nói: "Chúng tôi cảm thấy thú vị với Ethereum Classic. Khác với Ethereum (ETH), ETC có nguồn cung cố định, cũng có thể xây dựng hợp đồng thông minh và tạo ra lớp thanh toán vi mô kết nối Internet Vạn vật (IoT)".

Internet Vạn vật - một thuật ngữ trong cộng đồng công nghệ số, về cơ bản nó sẽ kết nối tất cả thiết bị số hoá, chẳng hạn như điện thoại đi động, vào thế giới Internet chỉ bằng một nút công tắc.

Đây là Quỹ tiền tệ kỹ thuật số thứ 2 của Grayscale, công ty này đã từng triển khai Quỹ Bitcoin Investment Trust vào năm 2013.

Ethereum Classic là một phiên bản chia tách Blockchain từ nguyên bản Ethereum bởi Vitalik Buterin. Một nguồn quỹ kêu gọi đầu tư của ứng dụng phân cấp dựa trên nền tảng Ethereum là The DAO đã bị tấn công và lấy đi 1/3 trong tổng số tiền của nhà đầu tư. Quỹ DAO được biết đến như một chiến dịch Crowdsale cộng đồng lớn nhất trong lịch sử loài người. Việc DAO bị đánh cắp đã buộc Ethereum phải thực hiện một Hard Fork nhằm vô hiệu hoá số tiền đó và hoàn trả lại cho các nhà đầu tư. Một số lập trình viên đã không đồng ý với cách làm trên của Vitalik, do đó họ tiếp tục vận hành Blockchain nguyên bản mà chúng ta được biết là Ethereum Classic ngày nay.

Bổ sung thêm một số thông tin có thể chúng ta chưa biết: Giới hạn nguồn cung của Ethereum là không rõ ràng, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào chiến lược của đội ngũ phát triển. Ethereum giảm phát theo cách tăng cường thời gian để phát hành khối tiếp theo, không giống như Bitcoin khi giảm một nửa phần thưởng nhận được. Còn Ethereum Classic sẽ có nguồn cung không được vượt quá 230 triệu token.

Bên cạnh sự tín nhiệm đối với Ethereum Classic, Grayscale hiện đang hợp tác cùng Sàn giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) để kiến nghị lên SEC, xin giấy phép giao dịch Quỹ Ethereum Classic ETF trên NYSE. Tuy nhiên hiện SEC sẽ không đưa ra quyết định gì thêm cho đến tháng 9/2017.

SEC sẽ xem xét lại Quỹ Bitcoin ETF - giá Bitcoin tăng kịch trần

SEC sẽ xem xét lại Quỹ Bitcoin ETF - giá Bitcoin tăng kịch trần

Uỷ ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) vừa công bố quyết định xem xét lại Quỹ Bitcoin ETF của anh em Winklevoss. Đây là một nỗ lực khiếu nại của Tập đoàn CBOE Holding khi Uỷ ban bác bỏ đơn xin xét duyệt ETF.

Uỷ ban đã từ chối Quỹ Bitcoin ETF này vào tháng trước mặc dù có hơn 72% tỉ lệ cá cược rằng quỹ này sẽ được chấp thuận. Điều đó khiến những nỗ lực trong 3 năm của anh em nhà Winklevoss lập tức "tan thành mây khói". Dẫn đến tương lai của Bitcoin tại thị trường chứng khoán Mỹ trở nên mờ mịt hơn bao giờ hết. Một số chuyên gia về Cryptocurrency đưa ra lời khuyên về việc nộp đơn xét duyệt này cho Hiệp hội Quỹ và Quản lý tài sản châu Âu để có thể giao dịch theo quy tắc UCITS (Undertakings for the Collective Investment of Transferable Securities, tạm dịch là "hợp đồng hợp tác đầu tư vào chứng khoán chuyển nhượng), cho phép thành lập các Quỹ ETF để giao dịch Cryptocurrency xuyên quốc gia và uỷ thác tại châu Á hoặc châu Phi. Điều này tạo ra một lối thoát khác để Bitcoin nhanh chóng được phục hồi sau quyết định bác bỏ của SEC.

SEC cho biết lý do để từ chối vì tin rằng Bitcoin làm tăng nguy cơ gian lận và giúp mọi người có thể dễ dàng lách luật.

Trong sắc lệnh của mình, SEC nhấn mạnh:
"Uỷ ban không chấp thuận cho đơn xét duyệt này do không tìm thấy đề xuất phù hợp cho Mục 6(b)(5) theo Bộ luật giao dịch chứng khoán 1934, vẫn cần thêm một số quy định vì 'Các quy tắc của một sàn giao dịch chứng khoán cấp quốc gia được xây dựng nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận, lôi kéo gian lận, bảo vệ các nhà đầu tư và lợi ích chung của cộng đồng'. Ủy ban tin rằng, để có thể đáp ứng được tiêu chuẩn đề ra, sàn giao dịch nào khi niêm yết hoặc giao dịch 'các sản phẩm hàng hóa đáng tin cậy' (ETPs), bắt buộc phải có thêm các ràng buộc khắt khe. Thứ nhất là, các sàn giao dịch này cần phải có các thoả thuận để cùng nhau giám sát thị trường trao đổi hàng hoá hoặc các công cụ phái sinh liên quan đến hàng hoá đó. Thứ hai là, những thị trường này cần tuân thủ các quy định. Dựa trên những hồ sơ trước đó, Ủy ban khẳng định rằng thị trường dành cho Bitcoin này khó có thể kiểm soát được."

Quyết định đó ngay lập tức đưa giá Bitcoin xuống còn $980, mất 35% giá trị chỉ trong một ngày, nhưng ngay lập tức Bitcoin đã hồi về $1,100. Thời điểm bài viết này xuất bản, giá Bitcoin hiện là $1,286 theo CoinDesk.

CoinDesk Bitcoin price

Như một đặc tính vốn có của Cryptocurrency, Bitcoin trở thành một công cụ chuyển tiền nhanh chóng và tương đối ẩn danh trên thế giới. Bên cạnh đó, Bitcoin không bị quản lý bởi cơ quan trung ương nào, chẳng hạn như ngân hàng hay chính phủ. Việc nắm giữ loại tiền tệ này càng thu hút nhà đầu tư mua và khiến nó tăng giá.

Nhưng cũng cần phủ nhận những ưu điểm trên của Bitcoin khiến cho lượng tội phạm công nghệ cao trong không gian Internet ngày càng gia tăng. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến những người sử dụng Bitcoin, cũng như sự thống nhất về loại hình tài sản quốc gia của các chính phủ.

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Litecoin tăng giá: Niềm tin đến từ SegWit và bài học dành cho Bitcoin

Litecoin tăng giá: Niềm tin đến từ SegWit và bài học dành cho Bitcoin

Thường được biết đến dưới thuật ngữ "Bitcoin là vàng, Litecoin là bạc", giờ đây Litecoin đã tồn tại được khoảng 6 năm. Xây dựng trên cấu trúc tương tự như Bitcoin, nhưng Litecoin có thời gian phát hành khối nhanh gấp 4 lần, do đó việc xác nhận giao dịch xảy ra nhanh hơn. Litecoin từng có mức giá đỉnh điểm mọi thời đại là $50 vào tháng 11/2013. Nhưng gần hai năm trở lại đây, Litecoin đã không phát triển gì thêm trong công nghệ, dẫn đến giá chỉ có thể dao động từ $2-5. Tuy nhiên, khái niệm về SegWit mới xuất hiện gần đây đã khiến những người đam mê Cryptocurrency phải nhìn vào Litecoin một lần nữa.

Litecoin được sáng lập bởi Charlie Lee - cựu sinh viên của Học viện Công nghệ Massachusetts và cựu kỹ sư Google. Litecoin là một mạng lưới thanh toán mã nguồn mở quy mô toàn cầu và không bị kiểm soát bởi bất kỳ cơ quan trung ương nào. Litecoin sử dụng thuật toán mã hoá "Scrypt" làm Proof-of-work thay vì "SHA-256" như Bitcoin, do đó có thể cùng khai thác Bitcoin lẫn Litecoin trên một hệ thống. Giá của Litecoin đã tăng từ $4 lên $13 trong vòng hơn một tháng qua.

Nguyên nhân chính khiến Litecoin tăng giá chính là Segregated Witness, hay gọi đơn giản là SegWit. Như đã nói ở trên, Litecoin có cấu trúc tương tự như Bitcoin, do đó với dung lượng 1Mb/khối sẽ làm chậm thời gian xác nhận giao dịch trên Blockchain. SegWit là một khái niệm mở rộng kích thước khối được thiết kế dành riêng cho Bitcoin. Hiện tại Litecoin đã gần tiến tới việc nâng cấp SegWit khi ngưỡng kích hoạt đạt 75%, trong khi đó Bitcoin chỉ đạt được khoảng 33% sự ủng hộ của các nhóm thợ mỏ.

Nhắc về việc kích hoạt nâng cấp SegWit trên Litecoin, Charlie Lee nói, "Litecoin hiện không có vấn đề gì đối với kích thước khối. Điều đó đúng, và SegWit không phải là giải pháp duy nhất để mở rộng kích thước khối. Thậm chí tôi có thể nói việc mở rộng kích thước khối chỉ là một phần lợi ích của SegWit. Vấn đề lớn nhất là khả năng co dãn trong giao dịch, cho phép Lightning Networks (LN) có thể hoạt động trên Litecoin. Đó là một tính năng của SegWit."

Trong khi Bitcoin đang gặp tranh cãi về vấn đề kích thước khối, việc nâng cấp SegWit phản ánh tích cực bằng sự tăng giá của thị trường, khiến Litecoin trở nên bền vững hơn. Litecoin hiện tại đang xếp thứ 4 trong tổng số 700 loại Cryptocurrency đang tồn tại.

Charlie Lee
Charlie Lee
Ngày 21/04/2017, Charlie Lee đã yêu cầu Jihan Wu - CEO của công ty cung cấp thiết bị đào AntMiner và AntPool - công ty khai thác Bitcoin, kích hoạt giải pháp SegWit của Bitcoin Core. Lee nói:
Quả bóng đang trong chân của Jihan Wu và Jiang Zhuoer. Hãy phát tín hiệu SegWit và mang đến những gì mà người dùng đang mong muốn.
Tại Hội nghị Bàn tròn Toàn cầu về Litecoin, nhóm thợ mỏ và sàn giao dịch như BATPool, BitMain, BW.com, CHBTC.com, F2Pool, Huobi, OKCoin, LTC1BTC... đã đồng ý về việc giải pháp SegWit phải được thực hiện bằng sự đồng thuận của cộng đồng. Việc này sẽ thông qua dưới hình thức biểu quyết minh bạch của thợ mỏ và cộng đồng Litecoin. Cuối cùng, cộng đồng Litecoin đã thống nhất ý kiến về việc kích hoạt nâng cấp SegWit bằng cách Soft Fork cho Litecoin.

Từ sự đồng thuận của cộng đồng để kích hoạt SegWit, rõ ràng Bitcoin cần phải học hỏi thêm Litecoin. Thứ nhất, mặc dù hệ thống của Litecoin là phân cấp giống Bitcoin, nhưng mối quan hệ của những thành viên trong hệ sinh thái này là hợp tác và cộng tác phát triển. Thứ hai, cộng đồng Litecoin có một Charlie Lee, người có thể đứng ra phân xử cho mọi tranh chấp để thống nhất quan điểm. Do đó, Bitcoin cần phải đạt được sự đồng thuận giữa thợ mỏ, người dùng và nhà phát triển, để đưa ra một giải pháp hơn là cuộc xung đột từ quan điểm "cái tôi" của các bên liên quan.

Hiện tại tất cả các nhóm thợ mỏ khai thác Litecoin đều hỗ trợ SegWit, ngoại trừ ViaLTC. Còn AntPool và F2Pool đang khai thác những khối SegWit trên Litecoin.

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Ethereum phiên bản Metropolis: Hoàn thành 75% giao thức Proof-of-Stake

Ethereum phiên bản Metropolis: Hoàn thành 75% giao thức Proof-of-Stake

Vitalik Buterin - người có tầm ảnh hưởng khá lớn đối với Ethereum, anh chàng lập trình viên trẻ tuổi này hiện đang là một thành viên trong số những người sáng lập ra Ethereum Foundation và làm việc với tư cách là trưởng nhóm phát triển dự án. Tại hội nghị Ethereum Đài Bắc, Vitalik tuyên bố giao thức Proof of Stake đã hoàn tất được 75%. Đây là một nguồn tin khá tốt đối với những ai mong chờ giai đoạn tiếp theo của Ethereum, phiên bản Metropolis.

Cách đây không lâu, Hudson Jameson - thành viên khác trong nhóm sáng lập đã cho thấy một góc nhìn khá sâu sắc đối với mật mã học. Ông đã trình bày hướng đi của Ethereum trong năm 2017 và kỳ vọng phiên bản Metropolis sẽ sớm hoàn tất trong 6 tháng nữa. Sau khi nâng cấp lên phiên bản này, giao thức đồng thuận của Ethereum sẽ chuyển từ Proof-of-work (PoW) sang Proof-of-Stake (PoS).

* (Tìm hiểu thêm về PoW và PoS tại đây: http://nukeviet247.blogspot.com/2017/02/su-khac-biet-giua-proof-of-stake-va-proof-of-work.html)

Trong hội nghị Ethereum Đài Bắc, Vitalik một lần nữa xác nhận những gì Jameson nói là sự thật. Anh nhấn mạnh rằng Ethereum sẽ phải chuyển sang giao thức Proof-of-Stake. Điều này sẽ hoàn tất trước năm 2017. Hơn nữa Vitalik còn khẳng định đội ngũ của anh đang làm việc trong môi trường deamon tương tác trực tiếp với các hợp đồng thông minh (smart contract) và thực hiện các giao dịch. Hợp đồng thông minh này có tên gọi là Casper và được giới thiệu ngay khi phiên bản mới phát hành. Kế đó, Vitalik sẽ gửi thư ngỏ cho các khách hàng để giới thiệu về Casper. Tuyên bố trên của Vitalik đã gây được nhiều sự chú ý đối với các thành viên của Ethereum tại Đài Loan.

Phiên bản Metropolis là giai đoạn thứ ba trong bốn giai đoạn chính của Ethereum (trước đó là Frontier, hiện tại là Homestead và cuối cùng là Serenity). Ethereum đã mất quá nhiều thời gian để nâng cấp Metropolis so với dự kiến vì xảy ra sự cố The DAO, sau đó là bị tấn công DDoS để phá huỷ các giao dịch cũng như những dự án xây dựng trên nền tảng này. Tuy nhiên hiện tại quá trình xây dựng đang được tiếp tục và gần như hoàn tất.

Phiên bản Metropolis sẽ giúp giao thức Ethereum trở nên đơn giản hoá nhất. Đặc biệt người nhận sẽ được phép thanh toán phần phí Gas thay cho người gửi. Thêm vào đó Ethereum sẽ cải thiện khả năng mở rộng và tính riêng tư thông qua giao thức zk-SNARKs của Zcash. Điều này sẽ hứa hẹn một tương lai mới khá thú vị cho phiên bản Metropolis của Ethereum.

Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

Litecoin lại tăng giá sau khi BitMain đồng ý giải pháp nâng cấp SegWit

Litecoin lại tăng giá sau khi BitMain đồng ý giải pháp nâng cấp SegWit

Cộng đồng Litecoin đã cùng nhau ngồi vào bàn đàm phán để đưa ra giải pháp cho việc nâng cấp giao thức. Ngày 21/04/2017, Charlie Lee - nhà sáng lập của Litecoin đã thông báo trên Twitter về thoả thuận đã đạt được trong cuộc họp này.

Các nhóm thợ mỏ và sàn giao dịch đã nhất trí cùng nhau thống nhất về giải pháp nâng cấp SegWit trong cuộc họp dưới tên gọi là "Litecoin Global Roundtable Resolution 001 (2017)" (Hội nghị Bàn tròn Toàn cầu Litecoin). Những thành viên tham gia bao gồm Charlie, đại diện của sàn giao dịch OKCoin và Huobi, và BitMain - công ty cung cấp dòng sản phẩm máy đào AntMiner. Trước đó BitMain đã kịch liệt phản đối việc nâng cấp SegWit vì nguy cơ ảnh hưởng vào công việc kinh doanh của công ty này.

Báo cáo cho biết thành công của hội nghị đại diện cho sự đồng thuận giữa các thành viên, nhưng đó không phải là quyết định, cộng đồng Litecoin sẽ là yếu tố cuối cùng để nâng cấp SegWit. Đồng thời cho biết các nhóm thợ mỏ Batpool, F2 Pool và nhóm sàn giao dịch Bitstamp, BTC-e, Bitfinex, Poloniex cũng sẽ sớm ủng hộ cho giải pháp này.

Trước đó Litecoin đã trải qua giai đoạn tiếp cận ngưỡng kích hoạt SegWit ở mức 75% khiến mức giá nâng từ $4 lên trên $10 cho mỗi đồng. Kể từ khi lợi nhuận tăng, những tin đồn về việc BitMain đang thao túng ngưỡng SegWit khiến giá Litecoin cầm chừng tại mức $10.

Hiện tại giá Litecoin đã chạm đỉnh điểm $15 tại các sàn giao dịch, tín hiệu thị trường Litecoin đang khá tích cực, do đó vẫn có thể trông chờ một đỉnh điểm mới hơn sau vài ngày nữa.

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

Giá Bitcoin đạt đỉnh điểm mới nhất từ triển vọng tại Nga và Nhật Bản

Giá Bitcoin đạt đỉnh điểm mới nhất từ triển vọng tại Nga và Nhật Bản

Giá Bitcoin dần trở nên ổn định ở ngưỡng $1,000 vào đầu tháng 4 để tạo đà tăng trưởng lên mức đỉnh điểm của mọi thời đại là $1,263. Những tin tức tích cực từ Nhật Bản và Nga khiến giá Bitcoin nhanh chóng phục hồi trở lại. Theo CoinMarketCap, vốn hoá thị trường của Bitcoin đã tăng từ 17,5 tỷ USD vào ngày 01/04 lên đến 19,5 tỷ USD vào ngày 20/04.

Bitcoin lớn mạnh tại Nhật Bản

Nhật Bản đã chính thức hợp pháp hoá Bitcoin thành một phương thức thanh toán vào ngày 01/04/2017, Bitcoin đã tăng giá sau thông báo này của Chính phủ. Ngoài việc sử dụng để mua sắm và vận chuyển kiều hối, Bitcoin được Chính phủ Nhật Bản ưu ái hơn khi miễn áp thuế tiêu thụ.

Sau khi hợp pháp hoá, hai nhà bán lẻ sản phẩm lớn nhất tại Nhật Bản là Bic Camera và Recruit Lifestyle đã tuyên bố chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin ngay tại các cửa hàng của mình. Việc thay thế hình thức thanh toán này sẽ góp phần làm gia tăng lượng người dùng lui tới cửa hàng hơn. Ứng dụng mua sắm AirREGI của Recruit Lifestyle tích hợp khả năng thanh toán bằng Bitcoin sẽ mang loại tiền tệ kỹ thuật số này đến gần hơn với 250,000 doanh nghiệp bán lẻ tại Nhật Bản.

Nhật Bản đã trở thành đầu tàu trung tâm của ngành công nghiệp Bitcoin, do đó những tin tức tích cực đến từ nước này sẽ góp phần làm gia tăng nhu cầu sử dụng trong nội địa lẫn trên thế giới. Những nhà đầu tư có thể lạc quan về tương lai của Bitcoin vì tính hợp pháp của nó sẽ thúc đẩy nhu cầu thực tế của người dùng trong một vài tháng nữa.

Nga thay đổi quan điểm về Bitcoin

Quan điểm của Nga khá khắt khe đối với những người sử dụng Bitcoin hay các công ty khởi nghiệp tại nước này. Bởi vì Ngân hàng Trung ương Nga đã cấm loại tiền tệ này kể từ năm 2014 vì tiềm ẩn nguy cơ làm suy yếu đồng Rúp.

Việc ban hành lệnh cấm sử dụng đã khiến tất cả các website liên quan đến Bitcoin bị chấm dứt hoạt động. Một số nhà lập pháp cho rằng những loại tiền tệ kỹ thuật số là công cụ rửa tiền hoàn hảo và tài trợ cho khủng bố.

Tuy nhiên rào cản giữa Nga và Bitcoin đã dần thay đổi kể từ cuối năm 2016 khi Sở Thuế vụ Liên bang Nga tuyên bố việc sử dụng tiền tệ kỹ thuật số không phải là một hình thức bất hợp pháp. Mặc dù Sở không đề cập vào các quy định sẽ được đề ra cho Bitcoin trong tương lai.

Phó Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Alexey Moiseev cho biết trong một bài phỏng vấn với Bloomberg rằng Ngân hàng Trung ương Nga và Chính phủ đang lên kế hoạch hợp pháp hoá Bitcoin vào năm 2018. Trong khi đó Phó Thống đốc Ngân hàng Olga Skorobogatova tuyên bố dự luật mới xem tiền tệ kỹ thuật số như một hình thức tài sản và tiền tệ sẽ được thông qua vào giữa năm 2017.

Sự tiến triển mới ở Nga đã góp phần thúc đẩy giá trị của Bitcoin và làm tăng nhu cầu sử dụng tại đất nước có nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới này, điều đó sẽ khiến Bitcoin có thể đạt đỉnh điểm cao hơn nữa trong một vài tháng tới.

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

Giá XEM đạt đỉnh điểm mới nhất sau khi được niêm yết trên CoinCheck

 Giá XEM đạt đỉnh điểm mới nhất sau khi được niêm yết trên CoinCheck

Những nhà đầu tư trong lĩnh vực Cryptocurrency chắc hẳn đã thấy điều bất ngờ xảy ra với giá XEM trong một vài tuần qua. Nguyên nhân chính là CoinCheck - một trong những sàn giao dịch Cryptocurrency lớn nhất Nhật Bản vừa niêm yết XEM vào danh sách thị trường của mình. Đồng thời giới thiệu về Litecoin và Dash cho người dùng trên nền tảng, điều đó cho thấy sự phát triển tích cực của thị trường mới này tại Nhật Bản.

Kể từ khi Nhật Bản hợp pháp hoá Bitcoin vào ngày 01/04, thị trường Cryptocurrency tại đây trở nên sôi động hơn. Giá Bitcoin đã quay trở lại mức đỉnh điểm kể từ lúc đó, đồng thời góp phần gia tăng nhu cầu về Altcoin. Nhưng mọi người đừng lầm tưởng rằng các sàn giao dịch Nhật Bản sẽ bổ sung thêm các loại Cryptocurrency khác, thực sự thì họ chỉ quan tâm đến những loại tiềm năng nhất mà thôi.

Không có gì quá ngạc nhiên khi Litecoin được thêm vào Coincheck. Loại tiền tệ thay thế cho Bitcoin này đã gần như có thể đạt được khả năng SegWit. Tuy nhiên một số nhóm lợi ích đã ngăn cản sự phát triển trên khiến tín hiệu SegWit giảm xuống dưới 75% trong tuần vừa qua.

CoinCheck

Hai loại Cryptocurrency khác được bổ sung vào Coincheck là Dash và XEM. Việc Coincheck niêm yết Dash cũng không khiến mọi người ngạc nhiên cho lắm, vì trước đó Dash đã có một khoảng thời gian bùng nổ đáng kinh ngạc và sụp đổ ngay sau đó không lâu. Dash đã đạt đỉnh điểm cao nhất mọi thời đại là 0.12 BTC, tuy nhiên hiện tại giá trị đã giảm xuống gần một nửa. Coincheck tin tưởng rằng Dash có thể đem lại khối lượng giao dịch lớn cho sàn này, vì bản thân Dash là một loại Cryptocurrency khá chắc chắn, đó là lý do khiến Coincheck niêm yết Dash. Với một dòng tiền mới từ nhà đầu tư Nhật Bản, hy vọng Dash sẽ sớm quay trở lại thời hoàng kim của mình.

Việc niêm yết XEM có thể coi là điều đáng ngạc nhiên đối với những nhà đầu tư nước ngoài, nhưng thực ra điều đó rất bình thường tại Nhật Bản. XEM là một loại token của dự án NEM - New Economy Movement (Phong trào Kinh tế Mới). Dự án này đã tạo sức ảnh hưởng rất lớn đến ngành công nghiệp Blockchain trong những năm qua. Sau khi được bổ sung vào Coincheck, XEM đã tăng trưởng khá mạnh, điều đó cho thấy loại token kỹ thuật số này vẫn còn khá nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa thể xác định xu hướng tăng trưởng của XEM có bền vững hay không. Hiện tại XEM đang có giá trị vốn hoá là 285 triệu USD với nguồn cung 9 tỷ token sẵn có trên thị trường, điều đó cho thấy XEM vẫn còn khả năng phát triển mạnh hơn trong tương lai.

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

Bitfinex ngừng hoạt động chuyển tiền mặt, khách hàng bị ép mua Bitcoin ?

Bitfinex ngừng hoạt động chuyển tiền mặt, khách hàng bị ép mua Bitcoin ?

Sàn giao dịch Bitcoin tại Hong Kong - Bitfinex vừa thông báo tạm ngừng các hoạt động chuyển tiền mặt trên nền tảng của mình kể từ ngày 18/04/2017.

Bitfinex thông báo trên blog chính thức:
"Bắt đầu từ ngày 18/04/2017, tất cả những khoản tiền gửi vào Bitfinex sẽ bị các ngân hàng Đài Loan của chúng tôi khoá lại và từ chối xử lý. Điều này sẽ được áp dụng cho tất cả các loại tiền mặt trong hiện tại. Theo đó, chúng tôi yêu cầu khách hàng tránh chuyển tiền cho đến khi nhận được thông báo mới nhất, điều này có hiệu lực ngay lập tức."
Trong thời gian gần đây Bitfinex đã đâm đơn kiện ngân hàng Wells Fargo của Mỹ vì đã cấm các ngân hàng Đài Loan chuyển tiền ra nước ngoài thay mặt cho công ty này. Tuy nhiên hiện tại Bitfinex đã rút lại đơn kiện trên, do đó đây có thể là lý do khiến các ngân hàng Đài Loan chấm dứt hợp tác với Bitfinex. Phía đại diện của Bitfinex cho biết họ đang đi tìm giải pháp thay thế mới cho vấn đề của mình.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục đi tìm giải pháp thay thế mới cho khách hàng để có thể gửi và rút tiền mặt, quá trình này hiện đang được thực hiện."
Thông báo này làm dấy lên nhiều nghi ngại cho rằng Bitfinex có thể nối tiếp vết xe của Mt. Gox. Khối lượng giao dịch Bitcoin ngay lập tức tăng đột biến tại sàn này và đạt đỉnh điểm $1,260. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn bày tỏ lạc quan ngay cả khi lúc Bitfinex bị tấn công vào tháng 8/2016.

Sau khi bị mất hơn 60 triệu USD giá trị Bitcoin, Bitfinex đã tổng kết thiệt hại cho toàn bộ khách hàng trong hệ thống là 36%. Theo đó Bitfinex đã bồi thường cho toàn bộ khách hàng của mình bằng token BFX như một đại diện cho nghĩa vụ trả nợ. Hiện token BFX vẫn tiếp tục được giao dịch trên hệ thống cho tới khi Bitfinex hoàn tất quá trình trên. Điều đó đã được cộng đồng Bitcoin ủng hộ như một cách sáng tạo mới nhằm tránh đẩy toàn bộ thiệt hại cho khách hàng của mình, cũng như đề phòng nguy cơ phá sản của công ty.

Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2017

Tổ chức Large Bitcoin Collider đe dọa bẻ khóa hàng nghìn tỷ ví Bitcoin

Tổ chức Large Bitcoin Collider đe dọa bẻ khóa hàng nghìn tỷ ví Bitcoin

Một tổ chức tự xưng là "Large Bitcoin Collider" - Máy gia tốc Bitcoin lớn, tuyên bố rằng có thể bẻ khoá toàn bộ ví Bitcoin bằng cách thực hiện kỹ thuật "Brute Force Attack", phương thức tấn công này sẽ huy động một lượng lớn sức mạnh máy tính để dự đoán các khả năng có thể xảy ra của một hình thức dữ liệu mã hoá, cụ thể ở đây chính là private-key của Bitcoin.

Dự án này đã mất một khoảng thời gian để xây dựng và hoạt động dựa trên một hệ thống máy tính phân cấp trên toàn cầu (giống như mạng lưới Blockchain của Bitcoin). Tổ chức này đang kêu gọi tất cả mọi người cùng tham gia và lợi nhuận sẽ được chia đều từ số tiền đánh cắp được.

Một danh sách chiến tích được đưa ra trên trang chủ của Collider cho thấy tổ chức này đã bẻ khoá thành công một vài ví Bitcoin, mặc dù có rất ít Bitcoin trong đó. Hiện chưa rõ động cơ của tổ chức này được thúc đẩy từ lợi ích tài chính hay thách thức giao thức mã hoá của phần mềm ví.

Trong mục Q&A của tổ chức này đưa ra lý do cho hành động của mình vì muốn thách thức thứ công nghệ mới của loài người và chứng minh rằng những điều tưởng chừng như không thể sẽ biến thành có thể, bởi vì sự đồng thuận trong hiện tại là điều bất khả thi. Dự án này là một phần thực hành đằng sau lý thuyết mã hoá của Bitcoin.

Một số người cho rằng mục tiêu của tổ chức này không phải để đánh cắp toàn bộ ví Bitcoin, họ đang nhắm đến lượng Bitcoin đang tồn tại trong những chiếc ví bị lãng quên ở thời kỳ sơ khai của công nghệ Blockchain. Theo đó ước tính 10% lượng Bitcoin đã được tìm thấy trước giai đoạn năm 2012 và chưa được giao dịch, nếu ai đó tìm được private-key của những chiếc ví đó, họ sẽ có khoảng 1 tỷ đô la trong lúc này.

Trong một nỗ lực bẻ khoá ví Bitcoin, cần rất nhiều sức mạnh máy tính để tạo ra một danh sách các private-key với hàng chục ký tự, hiện tổ chức Collider này đã tạo được khoảng 3,000 nghìn tỷ private-key.

Hiện tổ chức Collider này đã tạo được khoảng 3,000 nghìn tỷ private-key

Nhìn về phương diện pháp lý của hành vi này hiện chưa thể xác định được. Vì tổ chức này không đánh cắp tiền từ một cá nhân cụ thể, trong quá trình tạo ra private-key có thể họ đã vô tình tạo ra một key tương tự với private-key của một cá nhân nào đó và mở khoá được số Bitcoin của người đó.

Đối với các cá nhân sở hữu Bitcoin, hiện xác suất cho Large Bitcoin Collider bẻ khoá ví của bạn rất thấp. Nhưng quá trình tạo private-key của tổ chức này có thể dẫn đến xung đột trong hàm băm của thuật toán Bitcoin như đã từng xảy ra với tiêu chuẩn mã hoá SHA-1, điều này sẽ còn phát sinh nhiều rắc rối trong tương lai.

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Ấn Độ sẽ xem xét lại tính hợp pháp của Bitcoin vào tháng 7/2017

Ấn Độ sẽ xem xét lại tính hợp pháp của Bitcoin vào tháng 7/2017

Bộ Tài chính Ấn Độ dự kiến sẽ đưa ra quan điểm của mình về tiền ảo sau 3 tháng nữa kể từ thời điểm đăng tải bài viết này. Bộ cho rằng việc lưu hành các loại Cryptocurrency "đã gây nên khá nhiều quan ngại" và cần phải đưa ra xem xét ở một số khía cạnh:
  1. Xu hướng của các loại Tiền Ảo tại Ấn Độ và thế giới.
  2. Cơ cấu và quy định pháp lý về Tiền Ảo.
  3. Đề xuất các biện pháp đối với Tiền Ảo nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng, cũng như phòng chống nạn rửa tiền.
  4. Kiểm tra bất kỳ vấn đề nào liên quan đến Tiền Ảo.
Bộ sẽ thành lập một Uỷ ban mới bao gồm các đại diện của Vụ Kinh tế, Sở Dịch vụ Tài chính, Cục Doanh thu, Bộ Nội vụ, Bộ Công nghệ Thông tin và Điện tử, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, Cơ quan Quốc gia về Biến đổi Ấn Độ và Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ.

Điều đó đặt ra câu hỏi dành cho Quốc hội về tính hợp pháp của Bitcoin, theo đó Bộ trưởng Bộ Tài chính Arjun Ram Meghwal cho biết: "Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ không cấp giấy phép / uỷ quyền cho bất kỳ cá nhân / tổ chức nào để quản lý các mô hình hoặc thoả thuận mua bán Bitcoin hay bất kỳ loại tiền tệ ảo nào", vì lý do đó nên "bất kỳ người dùng, chủ sở hữu, nhà đầu tư hay thương nhân nào tham gia mua bán tiền ảo sẽ tự chịu trách nhiệm trước các rủi ro".

Bitcoin đang nằm trong ngưỡng hợp pháp và bất hợp pháp tại Ấn Độ. Những thiếu sót trong quy định sẽ không khiến Bitcoin trở nên bất hợp pháp. Dự kiến Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, Cục Doanh thu, Sở Dịch vụ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ và Bộ Nội vụ sẽ phải thận trọng trong vấn đề tiền ảo. Còn phía Cơ quan Quốc gia về Biến đổi Ấn Độ và Bộ Công nghệ Thông tin và Điện tử sẽ cởi mở hơn. Điều đó khiến cho những quyết định đưa ra cần thận trọng nhất có thể, vì đây là vấn đề liên quan đến tiền tệ, thuế và ngân sách của đất nước. Nhưng dù sao Ấn Độ luôn muốn trở thành quốc gia dẫn đầu như đã từng thấy ở các lĩnh vực như công nghệ và tài chính. Rõ ràng đây sẽ là một cuộc chiến giữa Bộ Tài chính và Bộ Công nghệ Thông tin và Điện tử, mọi người sẽ sớm được thấy ai là người nắm giữ lợi ích chung, cũng như cơ hội để phát triển.

Khi Uỷ ban mới đệ trình quy định, Chính phủ cần đưa ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối và đưa ra quy định điều chỉnh cho Bitcoin. Nhưng điều đó không có nghĩa là Chính phủ sẽ bị ràng buộc vào uỷ ban này, đây chỉ là ý kiến tham khảo dành cho chính sách của Ấn Độ.

Ngoài Uỷ ban trực thuộc Bộ Tài chính đề cập bên trên, còn có Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong lĩnh vực tài chính đang nghiên cứu về Bitcoin. Uỷ ban này từng phế truất Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ vào cuối tháng 3. Thông tin chi tiết của Uỷ ban này hiện đang được giữ bí mật cho đến khi được ban hành văn bản chi tiết.

Năm 2013, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cho biết không chấp nhận bất kỳ loại tiền ảo nào bao gồm Bitcoin tại Ấn Độ, bất kỳ cá nhân đang tham gia mua bán Bitcoin sẽ tự chịu trách nhiệm trước những rủi ro liên quan.

Năm 2017, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ tiếp tục cảnh báo những người sử dụng, chủ sở hữu và thương nhân về các loại Tiền ảo (Virtual Currencies - VCs) bao gồm Bitcoin và những rủi ro tài chính, rủi ro khi sử dụng, vấn đề pháp lý và bảo vệ người tiêu dùng. Những rủi ro kể trên từng được nhắc trong thông cáo báo chí ngày 24/12/2013.

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Chính phủ Nga dự định hợp pháp hóa Bitcoin vào năm 2018

Chính phủ Nga dự định hợp pháp hóa Bitcoin vào năm 2018


Nếu mọi việc diễn biến theo đúng kế hoạch, Nga sẽ hợp pháp hoá Bitcoin như một loại hình tài sản thay thế bắt đầu từ năm 2018. Đây là một nỗ lực của Chính phủ Nga nhằm ngăn chặn các hành vi chuyển tiền bất hợp pháp. Dự luật mới sẽ sớm được Ngân hàng Trung ương Nga và Chính phủ thông qua.

Ngay thời điểm này năm trước, Bộ Tài chính Nga đã đe doạ bỏ tù bất kỳ ai sử dụng loại tiền tệ kỹ thuật số, mức án lên đến 7 năm tù. Sự trở lại gần đây của Bitcoin đã mở ra một cơ hội giúp Chính phủ Nga thực hiện đòn tấn công vào nạn rửa tiền tại nước này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga - Alexey Moiseev cho biết.

Nga đã phải chiến đấu chống lại nạn rửa tiền bất hợp pháp trong thời gian gần đây. Việc mở cửa cho Bitcoin sẽ là một hướng đi mới cho Chính phủ Nga. Theo dữ liệu từ Ngân hàng Trung ương, kế hoạch hợp pháp hoá và ban hành quy định mới đang được đề xuất. Trong khi đó các mô hình truyền thống đã trở nên lỗi thời và xuất hiện ngày càng nhiều hoạt động đáng ngờ liên quan đến giả mạo giao dịch và chuyển tiền ra nước ngoài với hình thức vay vốn. Xét cho cùng việc chấp nhận Bitcoin sẽ giúp đẩy mạnh quá trình giám sát hơn nữa, dĩ nhiên đó không phải là điều tồi tệ nếu mọi người sử dụng một cách hợp pháp.

Trong cuộc chiến đó, rất nhiều ngân hàng nước ngoài bị cuốn vào những cuộc điều tra của Nga. Chẳng hạn như Tập đoàn Royal Bank of Scotland vừa được yêu cầu cung cấp thông tin cho Anh liên quan đến cáo buộc rửa tiền từ Moldova và Latvia trong khoảng thời gian từ năm 2010 - 2014. Hay vào tháng 01/2017, Deutsche Bank AG đã bị phạt 629 triệu đô la vì đã không phát hiện ra một số người Nga di chuyển 10 tỷ đô la ra nước ngoài.

Olga Skorobogatova - Phó Thống đốc Ngân hàng Nga cho biết dự luật xem tiền tệ kỹ thuật số như một loại tài sản, tiền mặt và cổ phiếu sẽ được đưa ra vào giữa năm 2017, khi đó các Nhà Lập pháp sẽ có quyết định dành cho Bitcoin. Ngày đó sẽ là một bước ngoặc quan trọng trong lịch sử Bitcoin, đó là điều chắc chắn. Sau khi Nhật Bản hợp pháp hoá Bitcoin, rất nhiều quốc gia đang nối tiếp theo đó, rõ ràng đây là một sự trưởng thành mới của Bitcoin trong những năm qua.

Trong khi đó Bitcoin hiện không thể bị kiểm soát bởi bất kỳ quốc gia nào. Tại Trung Quốc - nơi nắm vai trò trung tâm trong việc kinh doanh và khai thác Bitcoin, Chính phủ đã ban hành quy định sử dụng Bitcoin và ngừng mọi hoạt động rút tiền liên quan tại ba sàn giao dịch lớn nhất nước này.

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

Dự đoán giá Bitcoin 2030 - $500,000: Một sự hoang tưởng ?

Dự đoán giá Bitcoin 2030

Các trang tin tức truyền thông chính thống vừa cho đăng tải bài viết dự đoán giá Bitcoin có thể đạt $500,000 vào năm 2030. Cụ thể hơn đó là mức giá mà Peter Smith - CEO của Blockchain.info đang kỳ vọng. Trong thực tế, hầu hết các dự đoán Bitcoin với mức giá "khủng khiếp" đều chưa trở thành sự thật, ít nhất là trong năm 2017.

Một điều đang chắc chắn là tất cả những người nắm giữ Bitcoin trong giai đoạn này đều tỏ thái độ lạc quan về thị trường trong tương lai. Gần đây nhất là Nhật Bản đã hợp pháp hoá Bitcoin để chính thức trở thành một loại tiền tệ kỹ thuật số cấp quốc gia và đồng thời sẽ giảm 8% thuế tiêu thụ khi mua bán các loại Cryptocurrency. Kết quả là hàng loạt chuỗi dịch vụ bán lẻ tại Nhật Bản chính thức mở cửa đối với Bitcoin và nhiều chiến dịch kinh doanh rầm rộ đang triển khai tại nước này. Nhưng điều đó không có nghĩa là các quốc gia khác sẽ tiếp bước với Nhật Bản trong một vài năm tới.

Những người đang đi sâu vào Bitcoin và công nghệ Blockchain đều cảm nhận rằng giá Bitcoin sẽ bùng nổ mạnh, đó chỉ là vấn đề thời gian. Trong đó có Peter Smith, đây là một dự đoán có thể cho là khá "khủng khiếp" từ trước tới nay. Ông cho rằng không có lý do gì khiến Bitcoin sẽ không đạt được $500,000 trong một vài năm nữa.

Nhưng ông quên rằng Bitcoin đang gặp vấn đề rắc rối về kích thước khối. Nếu bỏ qua tác động trên và hướng tới mức giá nửa triệu đô la thì vốn hoá thị trường của Bitcoin sẽ là hơn 10 nghìn tỷ USD. Cho đến lúc này, không ai có thể hình dung được thế giới sẽ như thế nào khi 1 Bitcoin trị giá nửa triệu đô la. Nhưng thực tế hiện tại thì hầu hết các quốc gia đều tồn tại dựa vào đồng tiền giấy và được chống lưng bởi những lời hứa hẹn của hệ thống ngân hàng, họ vẫn tin rằng tiền giấy có giá trị.

Mặc dù Bitcoin vẫn đang phát triển mỗi năm, nhưng để có thể đạt được mức giá $500,000 thì chắc chắn đó là một phép màu. Cộng đồng Bitcoin sẽ rất hào hứng với một mức giá như vậy, dù đó là lần duy nhất trong đời. Nhưng dự đoán của Peter Smith có lẽ là một sự hoang tưởng. Hãy nhìn về quá khứ 3 tháng trước, nhìn về thị trường Trung Quốc, nơi mà Bitcoin được giao dịch rộng rãi, chỉ cần một thông báo pháp lý phát đi từ Chính phủ Trung Quốc đều sẽ gây tác động đẩy ngược giá Bitcoin. Hãy thật tỉnh táo trong thị trường này,vốn hóa của Bitcoin còn khá thấp nếu không muốn nói điều đó không là gì so với một phần thuế mà công ty Apple phải đóng cho Chính phủ.

Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017

Extension Blocks là gì ? Giải pháp mới cho kích thước khối Bitcoin

Extension Blocks là gì ? Giải pháp mới cho kích thước khối Bitcoin

Một khái niệm mới về Extension Blocks vừa bắt đầu được cộng đồng Bitcoin bàn tán trong tuần này. Extension Blocks (Khối Mở rộng) - đúng với ý nghĩa của cái tên, sẽ là giải pháp thay thế cho SegWit lẫn Bitcoin Unlimited. Một điều khá thú vị là làm thế nào để Extension Blocks có thể chạy cấu trúc dữ liệu song song với SegWit. Để hiểu rõ hơn về Extension Blocks, hãy so sánh giải pháp này với Bitcoin Unlimited.

Hiện tại thì đa số thành viên trong cộng đồng Bitcoin đã hiểu rõ giải pháp của Bitcoin Unlimited, cũng như những lợi ích kèm rủi ro trong tiến trình Hard Fork này. Tất cả đã cùng nhìn nhận rằng quá trình mở rộng kích thước khối Bitcoin là điều bắt buộc và ảnh hưởng trực tiếp đến số phận của loại tiền tệ kỹ thuật số này. SegWit cho rằng giải pháp của mình tạo ra ít biến đổi hơn Bitcoin Unlimited, khi Bitcoin Unlimited sẽ nâng cấp kích thước khối lên 2Mb chỉ trong ngắn hạn và luỹ tiến cấp số nhân trong khoảng thời gian kế tiếp.

Do đó Bitcoin Unlimited sẽ được coi như một Hard Fork, còn SegWit sẽ là một Soft Fork. Một Hard Fork khi được kích hoạt sẽ không thể quay trở lại, bắt buộc mọi người phải nâng cấp client và đi theo một giao thức mới. Hơn nữa, Bitcoin Unlimited đã phụ thuộc quá nhiều vào sức mạnh của thợ mỏ và điều đó có thể dẫn đến sự tập trung hoá. Ngoài ra Bitcoin Unlimited còn cho thấy quá nhiều thiếu sót bảo mật trong mã nguồn của mình, do đó không còn nghi ngờ gì khi Bitcoin Unlimited chỉ có thể được xem như một loại Altcoin và cho tới nay thì giải pháp này vẫn còn trong giai đoạn tranh luận.

Extension Blocks là một giải pháp có thể cùng tồn tại chung trong thuật toán của đội ngũ phát triển Bitcoin Core. Bitcoin Unlimited không hỗ trợ cho Lightning Network, nhưng Extension Blocks thì có thể. Hơn nữa Extension Blocks cho phép dễ dàng khắc phục linh động như cách mà SegWit tham gia giải quyết vấn đề kích thước khối.

Để đạt được mục tiêu của mình, Extension Blocks sẽ tăng cường sử dụng thêm một lớp opt-in để nâng cao năng lực trên chuỗi. Đồng thời Extension Blocks sẽ bổ sung một thứ công nghệ quá dĩ quen thuộc đối với cộng đồng Ethereum, công nghệ Hợp đồng Thông minh. Tuy nhiên các tính năng này sẽ được tuỳ chọn và không được áp dụng trừ khi người dùng đồng ý sử dụng.

Tương tự như SegWit, Extension Blocks sẽ được kích hoạt thông qua Soft Fork. Kích thước khối ngay lập tức được tăng lên, để có thể tăng thêm thì trong tương lai cần phải thực hiện thêm nhiều Soft Fork khác. Nhưng điều quan trọng nhất là Extension Blocks sẽ tạo tiền đề cho những đổi mới trong tương lai, bao gồm khả năng tương thích với Lightning Network, MimbleWimble và Rootstock. Tuy nhiên một số hạn chế của giải pháp này có thể được bình luận tại cộng đồng Reddit.

https://www.reddit.com/r/Bitcoin/comments/5zwci3/about_extension_blocks_increasing_the_max_block/

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Ripple: Tính năng mới giúp đẩy mạnh lưu lượng giao dịch ngang với VISA

Ripple: Tính năng mới giúp đẩy mạnh lưu lượng giao dịch ngang với VISA

Ripple - nhà cung cấp dịch vụ giải pháp tài chính tại San Francisco, vừa công bố những tính năng mới trong sản phẩm của mình sẽ cho phép đẩy mạnh lưu lượng giao dịch với công suất tương đương VISA hay American Express.

Công ty start-up này tham vọng trở thành một doanh nghiệp dịch vụ tài chính cùng với sức mạnh giao dịch chuyển tiền ngang với cách mà thông tin được truyền tải đi khắp thế giới ngày nay. Hai tính năng nâng cao được bổ sung cho Ripple là Ripple Consensus Ledger (RCL) và Interledger Protocol (ILP), sẽ mang Giá trị của Internet (IoV - Internet of Value) vào cuộc sống thực. Giao thức ILP sẽ cho phép RCL đáp ứng lại nhu cầu của các tài sản kỹ thuật số, các thanh toán giao dịch theo cách truyền thống và thế giới tài chính, tạo ra một mạng lưới kết nối tất cả những Giá trị của Internet vào một cuốn sổ cái Blockchain.

Theo Ripple, các tính năng mới này sẽ bao gồm Escrow và Payment Channels, cho phép nâng cao hiệu suất và mở rộng RCL.

Escrow cho phép RCL và IPL truyền tải thông tin để bảo mật XRP trong một thời gian định sẵn hoặc đến khi điều kiện nhất định được đáp ứng. Điều đó giúp bảo vệ tài sản cho đến khi dịch vụ hoàn thành các thủ tục chuyển tiền. Ripple giải thích rằng Escrow sẽ tự động thực thi nhiệm vụ mà không cần một bên trung gian chịu trách nhiệm nắm giữ tài sản.

Ripple đã xây dựng token XRP để giải quyết các vấn đề liên quan đến tốc độ giao dịch của các tài sản kỹ thuật số.
"XRP Payment Channels cho phép đẩy mạnh lưu lượng giao dịch lên đến hàng chục ngàn cho mỗi giây, đưa khả năng mở rộng của chúng tôi ngang hàng với VISA. Với tốc độ chuyển tiền nhanh như quẹt thẻ tín dụng, XRP Payment Channels sẽ thay đổi cách mà mọi người thường sử dụng để chuyển tiền, cũng như ngành công nghiệp thanh toán nói chung."
Ripple cho rằng RCL và ILP sẽ cung cấp hạ tầng cơ bản cho Giá trị của Internet. Hiện tại các tính năng mới đã đi vào hoạt động và cho phép các công ty có thể sử dụng. Công nghệ này giúp chuyển tiền xuyên quốc gia cùng một lúc với nhiều giao dịch, nhanh hơn, rẻ hơn các hệ thống khác (ám chỉ Blockchain của Bitcoin).

Trước đó giá trị của token XRP đã tăng 100% từ $0.01 đến $0.02, và đỉnh điểm đã nhảy đến mức $0.07. Thời điểm hiện tại 1 XRP đang có giá khoảng $0.04 với giá trị vốn hoá thị trường hơn 1,6 tỷ USD.

Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017

Nhật Bản chính thức hợp pháp hóa Bitcoin kể từ ngày 01/04/2017

Nhật Bản chính thức hợp pháp hóa Bitcoin kể từ ngày 01/04/2017

Những thay đổi trong Đạo luật Ngân hàng của Nhật Bản đã chính thức định nghĩa tiền tệ kỹ thuật số là một hình thức thanh toán hợp pháp kể từ ngày 01/04/2017. Thay đổi này bắt nguồn từ sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ viễn thông. Theo đó, Chính phủ sẽ ban hành những pháp lệnh liên quan đến các loại tiền tệ kỹ thuật số, cũng như các sàn giao dịch tiền tệ kỹ thuật số tại nước này.

Theo bitFlyer - Sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất tại Nhật Bản cho biết Mục 3 của dự luật này dự kiến sẽ được đặt tên là 'Đạo luật Tiền ảo', trong đó đã định nghĩa các loại tiền tệ kỹ thuật số bao gồm Bitcoin lần đầu tiên được công nhận như một hình thức thanh toán hợp pháp.

Còn theo công ty luật DLA Piper, một phần của Đạo luật Ngân hàng là Đạo luật Dịch vụ Thanh toán, đã định nghĩa tiền tệ kỹ thuật số là một "tài sản có giá trị" và có thể sử dụng để thanh toán hoặc mua bán đối với bất kỳ cá nhân - tổ chức nào. Công ty luật này cũng giải thích những khác biệt giữa "tiền tệ kỹ thuật số" và "đồng tiền truyền thống dưới hình thức tiền điện tử tồn tại trong không gian kỹ thuật số". Theo đó "tiền tệ kỹ thuật số" hoàn toàn khác biệt với "tiền điện tử" bởi vì nó không được bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào phát hành.

Động thái này là nguyên nhân chính khiến thị trường Bitcoin tại Nhật Bản tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng kèm theo đó là các câu hỏi được đặt ra cho doanh nghiệp và những tổ chức quan tâm đến việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước.

Uỷ ban Tiêu chuẩn Kế toán Nhật Bản đã đưa ra thông báo về việc xây dựng một khuôn khổ mới giúp xử lý dữ liệu tiền tệ kỹ thuật số cho công việc kế toán. Theo đó những tiêu chuẩn hiện tại không thể đáp ứng được những thay đổi trong tương lai khi phải tính toán cho các giao dịch bằng Cryptocurrency và sự thay đổi về giá trị của các loại tiền tệ. Điều đó sẽ khiến các công ty sở hữu cổ phần bằng tiền tệ kỹ thuật số bị ảnh hưởng trước những thay đổi đột ngột của chính sách tiền tệ. Tiêu chuẩn mới đưa ra giúp đảm bảo cho các công ty hoạt động một cách an toàn trước những thay đổi trong tương lai.

Những quy định mới được đưa ra trong nỗ lực của Chính phủ Nhật Bản nhằm cải cách các vấn đề liên quan đến thuế. Trước đó, lợi nhuận đến từ các hoạt động kinh doanh Bitcoin tại Nhật Bản phải chịu mức thuế thu nhập là 8%. Nội các Nhật Bản đã thông qua kế hoạch đề xuất cải cách thuế trong năm tài chính 2017, do đó các hoạt động trao đổi tiền tệ kỹ thuật số sẽ được miễn áp thuế tiêu thụ kể từ ngày 01/07/2017.

Trong khi các hoạt động trao đổi tiền tệ kỹ thuật số được miễn thuế, việc mở tài khoản tại các sàn giao dịch sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Theo đó, Đạo luật Ngăn chặn Hành vi Chuyển tiền Bất hợp pháp sẽ yêu cầu các sàn giao dịch thực hiện các thủ tục xác minh thông tin khách hàng (KYC) một cách nghiêm ngặt. Đồng thời các sàn giao dịch bắt buộc phải tiết lộ thông tin khách hàng của mình bao gồm họ tên, địa chỉ, số đăng ký, nội dung giao dịch, các khoản phí giao dịch. Hiện những khách hàng của các sàn giao dịch đã được thông báo cho những thay đổi được áp dụng kể từ 01/04/2017.

Theo một báo cáo của Viện nghiên cứu Fuji Chimera, khoảng 1.7 tỷ USD giá trị Cryptocurrency đã được lưu hành khắp Nhật Bản trong năm 2015. Dự kiến con số này sẽ tăng lên 9 tỷ vào năm 2020. Nhật Bản đã từng đối diện với những hình ảnh tồi tệ của Bitcoin - sàn giao dịch Mt. Gox. Tuy nhiên mọi thứ đã dần thay đổi theo hướng tích cực. Hiện tại đa số người dân Nhật Bản nghĩ rằng Bitcoin là một thứ công nghệ cao và đang phát triển một cách mạnh mẽ.