Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017

Blockchain và Bitcoin: Sự phục hưng của tiền tệ

Blockchain và Bitcoin

Blockchain là một hệ thống cơ sở hạ tầng chia sẻ dữ liệu dùng để tạo ra đồng tiền kỹ thuật số mạng ngang hàng Bitcoin vào năm 2008. Công nghệ Blockchain cho phép ghi chép và chia sẻ công khai cuốn sổ cái lưu trữ thông tin các giao dịch, tương tự như sổ cái ngân hàng.

Tuy nhiên, dữ liệu trong hệ thống Blockchain không được kiểm soát bởi bất kỳ cơ quan trung ương nào. Bản sao tập tin về cuốn sổ cái kỹ thuật số này được chia sẻ với thợ mỏ - những người góp phần xây dựng hệ thống này. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào hệ thống bằng cách tải về phần mềm Bitcoin.

Với công nghệ mã hoá tiên tiến nhất, Blockchain cho phép những người tham gia vào hệ thống ghi chép dữ liệu một cách an toàn. Những dữ liệu này được gắn thông tin về ngày tháng nhằm ngăn chặn việc chép đè thông tin. Nghĩa là không có bất kỳ ai có thể thay đổi được nội dung. Cuốn sổ cái này sẽ cập nhật thông tin cho tất cả các bản sao trên toàn thế giới chỉ trong tích tắc vài giây.

Tại sao lại gọi là Blockchain ?

Giống như một cuốn sổ cái bình thường, một người có thẩm quyền sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ dữ liệu và chữ ký ở cuối nội dung. Do đó không ai có thể chỉnh sửa và những dữ liệu được thêm vào sau đó sẽ không có hiệu lực.

Tương tự như thế, các thợ mỏ trong hệ thống Blockchain sẽ ghi nhận lại thông tin các giao dịch xảy ra mỗi 10 phút và lưu trữ vào một bìa hồ sơ - được gọi là "khối". Những hồ sơ này được cất vào tủ và nối tiếp nhau, "khối trước" sẽ tiếp theo "khối sau". Khái niệm "chuỗi khối" ra đời, do đó nó có tên gọi là Blockchain.

Bất kỳ ai cũng có cơ hội thêm một "khối giao dịch" mới vào cuốn sổ cái kế toán. Với điều kiện người đó phải giải quyết được những câu đố mật mã mà hệ thống đưa ra. Những thợ mỏ nào giải đáp được câu đố sẽ được thưởng 12.5 Bitcoin.

Cách thức hoạt động của Blockchain

Tất cả mọi người đều có quyền chia sẻ thông tin cho người khác, nhưng họ phải có chìa khoá để mở khối mà mình sở hữu - chìa khoá này gọi là private key. Khi bạn cho người khác biết thông tin về private key, nghĩa là bạn đồng ý chia sẻ dữ liệu ghi chép trong đó.

Ví dụ khi bạn lưu trữ Bitcoin ở một địa chỉ nào đó. Bạn cần phải có private key để chứng minh mình là chủ sở hữu số tài sản trong đó. Nghĩa là số Bitcoin đó hoàn toàn được kiểm soát bởi bạn trừ khi có ai đó biết thông tin về private key này.

Bằng cách này Blockchain bảo vệ dữ liệu cho người sở hữu và ngăn ngừa các hành vi gian lận. Do đó mọi giao dịch luôn luôn được hợp pháp.

Các thợ mỏ sẽ thu thập thông tin các giao dịch trong mạng lưới Blockchain mỗi 10 phút. Thông tin đó có thể hiểu như một tấm vé cho phép các thợ mỏ tham gia vào một cuộc thi. Thợ mỏ nào giành chiến thắng sẽ được quyền tạo ra khối mới tiếp theo. Sau đó các thợ mỏ sẽ cập nhật mới lại bản sao Blockchain và bắt đầu một cuộc cạnh tranh khác. Phần thưởng cho thợ mỏ chiến thắng hiện nay là 12.5 Bitcoin.

Đây là những lý do khiến công nghệ Blockchain nói chung sẽ thống trị thế giới trong vài năm nữa:

Cơ sở dữ liệu tài sản

Nói một cách đơn giản, Blockchain là một cuốn sổ cái phân tán lưu trữ cơ sở dữ liệu tài sản và được chia sẻ trên toàn thế giới. Những tài sản đó liên quan đến lĩnh tài chính, pháp luật và ở dưới dạng vật lý hoặc kỹ thuật số.

Công nghệ Blockchain sẽ phổ biến trong các ngành công nghiệp cần lưu trữ dữ liệu như bất động sản, chứng khoán hoặc các loại hàng hoá đã được mã hoá.

Không một ai có thể thay đổi được thông tin, do đó đây là một biện pháp bảo mật độc đáo.

Không thể giả mạo

Hãy lấy ví dụ về Bitcoin - một ứng dụng về tiền tệ đầu tiên của công nghệ Blockchain. Với tiền mặt thì ngân hàng sẽ cung cấp một số seri định danh và các biện pháp bảo mật, nhưng không có cuốn sổ cái ghi chép lại thông tin về các giao dịch, do đó mọi thứ có thể bị làm giả. Nhưng đối với Bitcoin, mọi thứ đều được xác định là duy nhất.

Vì vậy công nghệ Blockchain là một bước đột phá chống giả mạo trên mạng Internet, cũng như các giao dịch tài chính bằng hệ thống mạng.

Tiết kiệm chi phí

Việc quản lý dữ liệu ngày nay đã trở nên vô cùng phức tạp, đặc biệt là với các dữ liệu cá nhân. Triển khai xây dựng nâng cấp hệ thống tốn kém rất nhiều chi phí cho các công ty.

 Các hệ thống như vậy rất dễ bị tấn công mạng gây mất dữ liệu vĩnh viễn. Những tổ chức tài chính như ngân hàng phải đổi mới cơ sở hạ tầng để có thể đảm bảo an toàn đối với cuốn sổ cái của họ.

Công nghệ Blockchain còn giảm tải chi phí liên quan đến việc ghi chép dữ liệu giao dịch. Các giao dịch sẽ là cố định duy nhất, do đó họ sẽ không phải lo lắng về vấn đề bảo mật. Điều đó sẽ giúp tiết kiệm hàng tỷ đô la.

Nhưng dù sao việc áp dụng công nghệ Blockchain này vẫn cần có thời gian để nghiên cứu về các mặt lợi ích, giảm tối thiểu những chi phí phát sinh và mở ra một tương lai rộng lớn hơn.

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2017

Sự trỗi dậy của Bitcoin

Vạn vật đều phải phát triển, tiền bạc trở thành quy chuẩn trong cuộc sống của chúng ta. "Tiền không thể mua được hạnh phúc nhưng muốn hạnh phúc thì phải có tiền". Từ hàng nghìn năm trước con người đã biết sử dụng vỏ ốc, đá quý, vàng và bạc, trang sức, cho tới đô la hay tất cả những gì có thể trao đổi được. Cho tới ngày nay hầu hết các loại tiền mặt trên thị trường đều tồn tại dưới dạng điện tử, hay còn gọi là e-money (tiền điện tử), nó trông như những con số trong tài khoản ngân hàng, thẻ ATM hay bất kỳ thẻ tín dụng nào. Điều đó cho phép bạn gửi và nhận tiền tích tắc thông qua các dịch vụ Internet như email. Và cuộc sống vẫn tiếp diễn cho tới khi xuất hiện một hình thức mới của tiền tệ: cryptocurrency - loại tiền được tạo ra từ thuật toán. Một ví dụ điển hình nhất của cryptocurrency chính là Bitcoin.

Có thể hằng ngày bạn thường nghe mọi người nói rất nhiều về các xu hướng hiện đại như thời trang, công nghệ, xe cộ hay đại loại một thứ gì đó thường xuyên được cải tiến... Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi: "Bitcoin là cái gì ?". Đây là một câu hỏi khá ấn tượng và nhưng cũng rất mơ hồ. Để thực sự có được một câu trả lời chi tiết chính xác rất khó. Bạn sẽ được nghe những người tự nhận mình là chuyên gia thổi phồng giá trị thực sự của nó và đưa bạn vào quỹ đạo của họ.

Bitcoin bắt đầu năm 2017 với một cú hit lớn khi giá trị của nó chạm mức đỉnh điểm trong ba năm trở lại đây. Thuở ban đầu khi loại tiền kỹ thuật số này mới xuất hiện, nó đã bị chỉ trích như một công cụ của giới tội phạm dùng để buôn bán ma tuý và thực hiện các hành vi bất hợp pháp. Nhưng giá trị của Bitcoin đã đạt hơn 120% giá trị trong năm vừa qua. Những nhà quan sát thị trường cho rằng việc Bitcoin bị đẩy lên cao như vậy là do nhu cầu tại Trung Quốc tăng cao trong bối cảnh Nhân Dân Tệ bị suy yếu; đây là một đợt suy yếu tiền tệ lớn nhất trong vòng hơn 20 năm qua. Dữ liệu của Bitcoinity cho thấy hầu hết khối lượng giao dịch đều đến từ Trung Quốc.

Có thể Bitcoin là một khái niệm còn khá mới mẻ đối với rất nhiều người, nhưng hiện tại nó đã tồn tại được hơn 8 năm. Vẫn chưa ai biết được người tạo ra Bitcoin là ai, mặc dù đã có một số người tự nhận mình là Satoshi Nakamoto. Thật sự là không ai biết được tương lai của Bitcoin sẽ đi về đâu và ít ai biết được Bitcoin đã chết 119 lần - theo 99Bitcoins, một website liệt kê cáo phó cho Bitcoin từ năm 2010 tới nay. Đi sâu vào câu chuyện này chúng ta hãy bắt đầu từ năm 2005, khi VinaGame lần đầu tiên phát hành tựa game đình đám trong làng MMORPG lúc ấy: Võ Lâm Truyền Kỳ.


Hãy nhìn vào bức ảnh. Đó được gọi là "túi hành trang" của một nhân vật ảo trong Võ Lâm Truyền Kỳ. Ở góc bên dưới bạn sẽ thấy thứ được gọi là "tiền". Người chơi kiếm "tiền" bằng nhiều cách khác nhau như: đánh quái vật, làm nhiệm vụ, hay kích sát. Cũng giống thế giới thực, loại "tiền" trong game này cho phép bạn mua rất nhiều thứ trong game, tất cả đều tượng trưng cho niềm tin của những người chơi khác vào đồng "tiền ảo" này.

Kiếm "tiền" bằng những cách trên khá chậm, loại "tiền ảo" này được dùng để mua sắm những vật phẩm tăng cường giúp người chơi trở nên mạnh hơn so với những người khác. Từ đó xuất hiện việc một số người chơi sẵn sàng trả tiền thật để đổi lấy những vật phẩm ảo này. Và rồi một ngành công nghiệp nổi lên được gọi là nghề "cày tiền" - người chơi sẽ đổi tiền thật để lấy thứ "tiền ảo" này. Các cơ quan chức năng không biết điều gì đang diễn ra. Việc "cày tiền" này hoàn toàn không phải là một mối đe doạ với họ. Nếu có đi nữa họ cũng không làm gì được ngoài việc đóng cửa trò chơi này. 10 năm trước có lẽ việc này chưa hẳn là phổ biến, nhưng loại "tiền ảo" và ngành công nghiệp "cày tiền" này dường như đã thiết lập ý tưởng xây dựng cryptocurrency ngày nay.

Bitcoin: một mã nguồn mở, một hệ thống ngang hàng để chống lại các gian lận. Người ta có thể khai thác Bitcoin bằng cách tải về một chương trình để thực hiện việc gọi là "đào Bitcoin". Công việc này có thể hiểu đơn giản như là một hệ thống đưa ra một con số ngẫu nhiên, bộ xử lý máy tính nào dự đoán con số chính xác và nhanh nhất sẽ được thưởng một lượng Bitcoin nhất định. Công việc này tích luỹ dần theo thời gian. Hệ thống Bitcoin lưu trữ chi tiết của mỗi lần trao thưởng vào một thứ gọi là "chuỗi khối". Chuỗi khối này được mã hoá, phân cấp và cập nhật liên tục cho hệ thống máy tính tham gia vào mạng lưới trên toàn cầu. Khi dữ liệu trong mạng lưới bị thay đổi, tất cả các máy tính sẽ phải kiểm tra lại dữ liệu, nếu dữ liệu có vấn đề thì hệ thống sẽ không chấp nhận cho việc thay đổi này. Đây là một nền tảng dữ liệu phân cấp, xử lý thông minh và linh hoạt.

Hệ thống Bitcoin đã tồn tại nhiều năm trong thế giới ngầm, chủ yếu trong giới game thủ hay những người am hiểu về máy tính. Cho tới năm 2010, mạng lưới thế giới ngầm trỗi dậy từ đống tro tàn của một cuộc suy thoái kinh tế trên toàn cầu. Năm 2012, họ xây dựng một thị trường riêng cho mình - Silk Road. Một thị trường tồn tại tất cả những gì có thể tồn tại, từ ma tuý, sừng tê giác, hàng hoá đánh cắp được... và họ chấp nhận Bitcoin như một loại tiền tệ trong mạng lưới. Và khi nhu cầu thực sự gia tăng, Bitcoin trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến, chủ yếu là từ nguồn gốc xuất hiện của mình.

Để có thể thực sự trở thành đồng tiền hữu ích, Bitcoin phải chứng minh mình đang được chấp nhận rộng rãi và có tính ổn định. Bitcoin vẫn gây rất nhiều tranh cãi vì những biến động giá trị của mình. Vẫn còn rất nhiều cryptocurrency khác cải tiến những nhược điểm của Bitcoin như Monero, Zcash hay Dash ngoài kia. Ít nhất một điều là các loại cryptocurrency này chưa thể dễ dàng thay thế Bitcoin được, nhưng nếu nó là một loại cryptocurrency hợp pháp và được chấp nhận rộng rãi thì việc nắm giữ nó sẽ không vô ích. Con người vẫn sẽ có nhu cầu đi tìm kiếm một loại tiền mới, cho đến lúc đó chúng ta sẽ vẫn tiếp tục sử dụng những tờ tiền giấy trong ví hay các con số điện tử nhảy múa trong thẻ ATM.

Bitcoin - Ứng dụng đầu tiên của công nghệ Blockchain

Blockchain

Sự cố tài chính năm 2008 báo hiệu một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ sau Đại suy thoái năm 1930. Làn sóng của cuộc khủng hoảng đã làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu, kéo theo một loạt cơn lốc suy thoái sau đó. Hệ thống tiền tệ đã bắt đầu thay đổi kể từ lúc ấy, khi mọi người trở nên mất niềm tin vào khả năng quản lý tài sản của Chính phủ.

Tháng 11/2008, một tài khoản không có thông tin gì ngoài bút danh Satoshi Nakamoto đã xuất bản một đoạn thư trong mục Cryptography trên metzdowd.com. Hồ sơ người dùng này cho thấy họ đến từ Nhật Bản, nhưng lại sử dụng một địa chỉ email từ nhà cung cấp dịch vụ tại Đức. Đoạn trích đó đã mô tả về một loại tiền kỹ thuật số toàn cầu và hoàn toàn phân cấp, không thông qua tổ chức trung gian hay chính phủ nào. Họ gọi đó là Bitcoin.

Bitcoin là gì ?

Bitcoin là một đồng tiền được tạo ra, lưu trữ và giao dịch trên một không gian hoàn toàn kỹ thuật số. Khác với các loại tiền vật lý hay tiền mặt, Bitcoin không phải là hình thức hữu hình của tài sản như cách mà bạn rút tiền từ ví để chi trả cho các khoản mua sắm. Bitcoin tồn tại trong không gian kỹ thuật số và được định danh độc nhất. Kể từ khi Satoshi Nakamoto phát hành giao thức hoạt động của Bitcoin năm 2009, loại cryptocurrency này đã trải qua một chặng đường phát triển khá chông gai.

Bitcoin là hình thức ứng dụng đầu tiên của công nghệ Blockchain - tất cả giao dịch Bitcoin đều hiển thị dưới dạng bút danh và được ghi lại trong một cuốn sổ cái kỹ thuật số. Cuốn sổ này được duy trì bởi những thợ mỏ thông qua hình thức gọi là "đào Bitcoin". Nói nôm na đào Bitcoin là một quá trình ghi chép lại các giao dịch và gắn thông tin dữ liệu giao dịch đó vào khối Bitcoin mới. Các hệ thống máy tính trong mạng lưới Blockchain sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với nhau để giải những bài toán mật mã và thợ mỏ nào giải nhanh nhất sẽ được thưởng bằng những đồng Bitcoin mới.

Độ khó của mỗi câu hỏi sẽ tăng dần khi số lượng thợ mỏ tham gia giải mã trong mạng lưới gia tăng và số lượng Bitcoin được tạo ra sẽ giảm một nửa mỗi khi đạt tới một khối nhất định nào đó. Trung bình cứ mỗi 10 phút sẽ có một khối Bitcoin được tạo ra và chu kỳ giảm một nửa thường là 4 năm. Có 21 triệu Bitcoin được ấn định tồn tại và không thể vượt hơn con số đó.

Những bước đi đầu

Đồng tiền này nhanh chóng độc chiếm thị trường cùng với sự gia tăng về nhu cầu tìm kiếm một loại chính thay thế trong giai đoạn 2009. Những đồng Bitcoin đầu tiên được công khai giao dịch vào tháng 4/2010 với mức giá 0.3 cent. Trong vòng chưa đầy một năm sau đó, Bitcoin nhanh chóng bắt kịp đồng đô la Mỹ. Tháng 6/2011, nó đạt đỉnh điểm $29.5.

Vài năm sau đó, hệ sinh thái Bitcoin vẫn tiếp tục phát triển cùng với sự ra đời của tổ chức Bitcoin Foundation. Các thương nhân trở nên cởi mở hơn với Bitcoin. Hệ thống Bitcoin ATM được lắp đặt khiến cho giới truyền thông phát sốt về thứ gọi là tiền tệ kỹ thuật số. Giá của Bitcoin nhanh chóng đẩy tới mức hơn $1,100 cùng một làn sóng đầu tư đến từ các doanh nhân.

Mọi người nhận ra được rằng Bitcoin có thể sử dụng làm kiều hối quốc tế với mức chi phí rất thấp và trên toàn thế giới. Các tổ chức start-up ra đời và cung cấp dịch vụ chuyển tiền bằng Bitcoin. Đồng tiền kỹ thuật số này có một giai đoạn khởi đầu khá thuận lợi.

Quá khứ đen tối

Tính ẩn danh của Bitcoin nhanh chóng giúp nó trở thành một đồng tiền dành riêng cho các hoạt động bất chính. Lượng người mua ma tuý trên chợ đen trực tuyến tăng hơn 12% trong năm 2014 - trùng hợp với sự phổ biến của Bitcoin.

Mặc dù trước đó đã có không ít các hoạt động mua bán hàng hoá bất hợp pháp bằng Bitcoin. Silk Road là một cái tên nổi cộm nhất khi FBI tiến hành đợt truy quét năm 2013. Khoảng 144,000 BTC trị giá 28 triệu USD bị tịch thu, những thành viên chủ chốt trong hệ thống này bị dần bị tóm gọn.

Hệ thống phương tiện truyền thông toàn cầu lúc đó liên tục đưa tin về sự sụp đổ của Silk Road. Danh tiếng của Bitcoin nghiễm nhiên được gán với mác tiền tệ của giới tội phạm.

Cựu nhân viên mật vụ Shaun Bridges bị kết án 6 năm tù giam vì tội tham nhũng hàng trăm nghìn đô la giá trị Bitcoin trong quá trình điều tra Silk Road.

Charlie Shrem được nhắc đến như một tù nhân Bitcoin đầu tiên. Shrem vốn là giám đốc điều hành của BitInstant kiêm cựu thành viên hội đồng quản trị của tổ chức Bitcoin Foundation. Ông bị bắt năm 2014 vì những cáo buộc rửa tiền trong quá trình hoạt động của mình. Các công tố viên buộc tội Shrem và đồng phạm Robert Faiella vì đã âm mưu rửa 1 triệu USD giá trị Bitcoin để giúp Silk Road thực hiện những hành vi bất hợp pháp.

Một đòn giáng mạnh mẽ liên tiếp vào danh tiếng không mấy tốt đẹp của Bitcoin đầu năm 2014 cùng với sự biến mất đột ngột của Sàn giao dịch Mt. Gox. Đây là Sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới lúc đó, lúc đỉnh điểm chiếm tới 80% khối lượng giao dịch toàn cầu. Mt. Gox bắt đầu được điều hành bởi Mark Karpeles năm 2010 và tuyên bố đóng cửa sau 4 năm hoạt động.

Sau khi chấm dứt giao dịch, một loạt các tin đồn xuất hiện cùng với sự biến mất của 350 triệu USD giá trị Bitcoin. Mark Karpeles được tìm thấy khi đang ở Nhật Bản vào tháng 8/2015 và bị Chính phủ truy tố vì tội danh tham ô.

Sự cố xảy ra với đồng tiền kỹ thuật số xung quanh câu chuyện Mt. Gox làm dấy lên những hoài nghi về một hệ thống tiền tệ không đáng tin cậy và có thể bị tấn công bởi hacker hay giới tội phạm mạng khác.

Cùng với những thông tin tiêu cực đến từ các phương tiện truyền thông, Bitcoin trở thành nguồn tài trợ đối với lực lượng khủng bố ISIS hay các tổ chức bất hợp pháp khác.

Dễ biến động

Rất nhiều người đã mua Bitcoin với giá hơn $1,000 trong năm 2013. Ngay lập tức giá của nó sụt giảm chỉ còn $250 trong năm sau đó. Bitcoin đã gặp phải một rắc rối trong khi mọi người đang cố gắng đi tìm một tài sản có tính thanh khoản cao.

Một số người cho đó là một thí nghiệm vô bổ và nguy hiểm, việc nắm giữ Bitcoin trông như một màn cá cược, một số khác cho rằng đó là sự tiến bộ của Internet. Bitcoin vẫn đang trong giai đoạn sơ khai và cần phải có một khoảng thời gian để có thể trở thành một loại tiền tệ hoàn chỉnh. Bitcoin và thứ công nghệ đứng sau đó đang gặp phải nhiều tác động mạnh, nhưng nó sẽ không dễ dàng biến mất một cách quá sớm.

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

Đào Bitcoin là gì ?

Dao Bitcoin la gi ?

Đào Bitcoin là một thuật ngữ dùng để mô tả việc xử lý và xác nhận thanh toán trên hệ thống mạng lưới Bitcoin. Điều đó giúp cho thông tin về các giao dịch được xác thực và lưu trữ trên hệ thống Blockchain.
Bất kỳ ai cũng có thể tham gia đào Bitcoin bằng cách vận hành một ứng dụng trên máy tính. Ngoài việc hoạt động trên máy tính truyền thống, một số công ty đã thiết kế ra phần cứng dành riêng cho việc khai thác Bitcoin, giúp việc xử lý các giao dịch và tạo khối mới nhanh hơn, hiệu quả hơn các máy tính thông thường. Để có thể xác nhận giao dịch và gắn kết vào chuỗi Blockchain, các thiết bị này phải giải quyết được những bài toán học mật mã đặc biệt.

Bitcoin là một hệ thống phân cấp và không có bên thứ ba nào đứng ra làm trung gian điều khiển nó. Việc đào Bitcoin sẽ giúp cho chúng ta xác nhận giao dịch từ người A sang B, hoặc ngăn chặn người A thực hiện hành vi gian lận (Double Spending) khi giao dịch cùng một lúc với B và C.

Trong mạng lưới Bitcoin, mỗi một thợ mỏ phải cạnh tranh với những thợ mỏ khác để trở thành người đầu tiên giải quyết được bài toán mà hệ thống đưa ra. Thợ mỏ sẽ được thưởng cho một lượng Bitcoin tương ứng cho với mức phí giao dịch mà họ xử lý. Đồng thời nhận được phần thưởng bổ sung cho mỗi khối Bitcoin khai thác, hiện tại là 12,5 BTC/khối.

Do phần thưởng cho mỗi khối Bitcoin khai thác quá cao (12,5 BTC = 11,250 USD), nên sự cạnh tranh giữa các thợ mỏ trở nên gắt gao hơn. Có tới hàng trăm nghìn siêu máy tính đang tìm cách khai thác khối Bitcoin tiếp theo. Ước tính công suất khai thác Bitcoin của toàn hệ thống Blockchain này bằng 500 siêu máy tính hàng đầu thế giới gộp lại và nhân thêm 1000 lần. Sự cạnh tranh không ngừng của các thợ mỏ giúp gia tăng sức mạnh của mạng lưới Bitcoin. Sức mạnh của mạng lưới Bitcoin rất quan trọng đối với sự sống còn của hệ thống. Nếu kẻ tấn công có sức mạnh tính toán vượt quá một nửa sức mạnh của hệ thống thì nguy cơ đảo ngược giao dịch sẽ xảy ra (Tấn công 51%).

Cùng với sự cạnh tranh khốc liệt đó, hệ thống phần cứng phải "tiến hoá" đi theo sức mạnh tính toán của hệ thống Bitcoin. Bắt đầu thời sơ khai bằng việc sử dụng sức mạnh khiêm tốn của máy tính cá nhân - gọi là CPU. Nhưng rồi các thợ mỏ phát hiện ra rằng việc sử dụng card đồ hoạ GPU để khai thác sẽ được lợi hơn và hiệu quả hơn. Khi việc xử lý các giao dịch Bitcoin trở nên nhanh hơn, các thợ mỏ lại nhận ra rằng thiết lập nhiều card đồ hoạ trên cùng một máy tính sẽ gia tăng sức mạnh hơn nữa.

Nhưng cả CPU và GPU vẫn chưa phải là sự lựa chọn hoàn hảo nhất, vì nó chỉ hiệu quả khi hoạt động đa nhiệm và tiêu tốn rất nhiều điện năng, trong khi việc đào Bitcoin chỉ cần làm duy nhất một việc là giải mã các hàm băm. Cùng với việc Bitcoin được ủng hộ rộng rãi và giá trị ngày càng tăng, một thiết bị chỉ dành cho riêng cho việc khai thác Bitcoin ra đời: Application Specific Integrated Circuit, hay còn gọi tắt là ASIC. ASIC là một con chip với sức mạnh giải mã vô cùng hiệu quả so với CPU và GPU. Do đó ASIC là lựa chọn giúp bảo vệ mạng lưới Bitcoin tốt nhất cho đến nay.

Năm 2013 là một năm của công nghệ ASIC khi rất nhiều công ty bước vào cuộc đua tạo ra con chip có sức mạnh lớn nhất. Nhưng tất cả chỉ tập trung vào tối ưu hoá hiệu quả hoạt động mà bỏ qua phần chi phí điện năng cho quá trình đào Bitcoin.

Vì chi phí điện năng để đào Bitcoin rất lớn nên nhiều nhóm thợ mỏ đã liên kết lại với nhau và xây dựng một trung tâm dữ liệu gọi là trang trại khai thác Bitcoin tại những địa điểm có chi phí điện năng rẻ, chẳng hạn như ở Iceland (Genesis Mining) hay khu vực Tân Cương - Tây Tạng.

Mining Pool
Mining Pool

Một tiến bộ đáng kể trong công nghệ khai thác là việc tạo ra các hồ khai thác (mining pool), đó là một cách liên kết sức mạnh cá nhân của thợ mỏ lại để gia tăng xác suất giải bài toán nhanh hơn. Sau đó mới chia nhỏ phần thưởng ra cho các thợ mỏ góp phần. Hiện nay đa số các hoạt động đào Bitcoin đều diễn ra tại Trung Quốc.

Việc đào Bitcoin vẫn tiếp tục phát triển mạnh hơn và an toàn hơn cho đến hôm nay, cho dù phần thưởng cho mỗi khối Bitcoin đã giảm từ giữa năm 2016.

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

Bitcoin - con rối của Trung Quốc - Phần 2

Bitcoin - con rối của Trung Quốc

Xuyên suốt chiều dài lịch sử văn minh nhân loại, tiền tệ đã trải qua những bước phát triển đáng kể để có thể hình thành nên đồng tiền hiện đại ngày nay. Từ những thứ thô sơ nhất như vỏ ốc, cho đến khi tìm thấy kim loại và phát minh ra tiền giấy. Đặc biệt những khái niệm căn bản nhất khi nhắc đến hình thái của tiền tệ đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Cho đến ngày hôm nay dường như mọi thứ vẫn tiếp tục lặp lại.

Bitcoin - một loại tiền tệ sử dụng trong không gian kỹ thuật số được tìm thấy vào năm 2008 bởi một người hoặc một nhóm người, dưới cái tên Satoshi Nakamoto. Cho đến hôm nay vẫn chưa ai biết được Satoshi là ai ? Liệu cái tên này có mối liên hệ gì với Trung Quốc không ? Nhưng có một điều gần như chắc chắn 80% là Bitcoin không được phát minh tại Trung Quốc. Trái ngược với một thực tế đó là hầu hết tổng nguồn cung dự trữ của Bitcoin trên thế giới lẫn khối lượng giao dịch hằng ngày đều xuất phát từ quốc gia này.

Theo CoinDesk, tổng lượng vốn hoá thị trường Bitcoin cho đến ngày hôm nay là 14,5 tỷ USD. Ước tính chỉ ngang với lượng vốn hoá của Twitter, hay thậm chí là không bằng một phần thuế phải nộp của Apple. Tuy nhiên nếu loại tiền kỹ thuật số này tiếp tục phát triển dưới sự kiểm soát của Trung Quốc, nó có thể trở thành một trật tự tài chính mới cho toàn cầu, hoặc biến mất như cách mà E-gold hay GoldMoney đã từng.

Trung Quốc nắm giữ vận mệnh của Bitcoin

Điều đầu tiên cần lưu ý chính là loại tiền kỹ thuật số này được khai thác tại Trung Quốc nhiều hơn ở phương Tây. Khu vực Tân Cương - Tây Tạng sở hữu nguồn tài nguyên thuỷ điện cùng khí hậu khá mát mẻ rất thích hợp để khai thác Bitcoin. Bằng cách sử dụng các siêu máy tính để giải quyết những bài toán hóc búa và được chi trả bằng những đồng Bitcoin như một phần thưởng. Ước tính đến năm 2020, lượng điện năng khai thác tại một nhà máy cỡ nhỏ trong khu vực này thể lên đến 14,600 MW - bằng tổng khối lượng sử dụng điện của đất nước Đan Mạch. Với mức chi phí điện năng rất rẻ tại nơi đây, điều đó đã khiến cho Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia quyền lực nhất về khai thác Bitcoin.

Điều thứ hai có thể kể đến là chính sách quản lý đầu tư từ Chính phủ khiến cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ khó lòng tiếp cận hoàn toàn với những kênh đầu tư như cổ phiếu, chứng khoán, ngoại hối... Với Bitcoin - mọi thứ trở nên khá linh hoạt, không có mức tối thiểu hay tối đa, chỉ cần sẵn có $900 hoặc quy đổi sang Nhân Dân Tệ là đã đủ điều kiện để sở hữu một đồng Bitcoin. Ngoài ra với hệ thống ngân hàng hiện đại của mình, mọi thiết lập cần thiết để mua bán Bitcoin chỉ mất nửa giờ đồng hồ - trong khi đó tại Mỹ có thể mất đến ba ngày làm việc.

Điều thứ ba là việc thắt chặt kiểm soát vốn gây khó khăn cho việc chuyển tiền ra nước ngoài, do đó càng khuyến khích người dân sử dụng Bitcoin như một cách thay thế.

Một điều bất ngờ có thể suy đoán được là chính Trung Quốc cũng thả lỏng việc sử dụng Bitcoin, mặc dù Ngân hàng Trung ương không công nhận đó là một loại tiền tệ. Việc người dân sử dụng nguồn vốn cá nhân để mua Bitcoin sẽ không ảnh hưởng vào nguồn dự trữ ngoại hối của Chính phủ - đó là một mối quan tâm lớn của nước này. Điều đó phù hợp với chính sách phát của Kế hoạch 5 năm lần thứ 13: "Xây dựng các ngành công nghiệp trong nước xoay quanh lĩnh vực Blockchain - xây dựng ngành công nghiệp công nghệ Blockchain - xây dựng hệ thống sổ cái phân tán sử dụng Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác".

Việc mập mờ trong những quy định có thể là chủ ý của Chính phủ giúp Bitcoin dễ dàng hoạt động tại đất nước này. So với Mỹ, nếu muốn đưa một doanh nghiệp đi vào hoạt động thì bạn phải xin giấy phép tại 50 tiểu bang, tiêu tốn khoảng $500,000 cho mỗi tiểu bang và mất khoảng thời gian 2 năm để hoàn thành thủ tục.

Tương lai của Bitcoin sẽ phải phụ thuộc nhiều với các bên liên quan. Để có thể tiếp tục phát triển, một số câu hỏi quan trọng được đặt ra như sau:

Thợ mỏ: Có nên thay đổi kiến trúc Bitcoin hay không ?

Không giống với các giao dịch thông thường, tiền từ tay người này đi đến tay người khác, hoặc một tài khoản khác. Mạng lưới Bitcoin ghi nhận các giao dịch là duy nhất, không ai có thể giả mạo được. Đó là lợi thế về khía cạnh bảo mật và tốc độ. Nhưng theo thời gian, cùng với sự phát triển của Bitcoin, khối lượng giao dịch cần xử lý tăng dần, nhưng cấu trúc hệ thống Bitcoin vẫn giữ nguyên. Đó là nhược điểm hiện tại của Bitcoin khiến các giao dịch bị trì trệ. Bạn có thể sử dụng Bitcoin để chuyển 1 triệu hay 10 triệu đô la đi xuyên biên giới, nhưng bạn sẽ không thể chuyển được 10 tỷ đô la vì kích thước giới hạn cho mỗi giao dịch.

Với lực lượng thợ mỏ hùng hậu, họ nắm trong tay quyền thay đổi cấu trúc cơ bản của Bitcoin, giúp hệ thống này phát triển dễ dàng hơn. Nhưng cho tới thời điểm này, dường như họ chưa nắm rõ được điều đó và đây cũng có thể là một con dao hai lưỡi.

Chính phủ: Nên quyết định cho tương lai như thế nào ?

Nếu trực tiếp nói rằng chính sách của Chính phủ Trung Quốc góp phần thúc đẩy sự phát triển Bitcoin, bạn sẽ thấy một viễn cảnh thất thoát toàn bộ nguồn vốn dự trữ. Họ đã cho thấy sự sợ hãi trước điều đó khi áp đặt mức phí cho mỗi giao dịch.

Thay vào đó Chính phủ sẽ khuyến khích việc tạo ra loại tiền thay thế cho riêng mình. Đúng với lộ trình của Kế hoạch 5 năm kêu gọi các ngân hàng nghiên cứu đưa ra loại tiền kỹ thuật số cho riêng mình.

Nhà đầu tư: Donald Trump không muốn nước Mỹ tiếp tục làm cảnh sát thế giới, vậy chúng ta nên đặt dòng tiền đầu tư vào đâu ?

Sự xuất hiện của Mỹ tại tất cả các điểm nóng xung đột trên thế giới, gần hai thập kỷ suy thoái bởi những di sản chiến tranh của Bush "Đệ nhị" và sự nhu nhược của chính quyền Obama, tất cả đã khiến nước Mỹ dần mất đi vị trí quan trọng trên trường quốc tế. Đã đến lúc cần phải thiết lập một trật tự thế giới mới, đồng tiền nào sẽ trở thành tâm điểm tài chính toàn cầu ?

Nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ không tăng lãi suất trong năm nay như dự kiến thì chủ sở hữu các khoản nợ bằng đô la Mỹ sẽ càng bị áp lực để tìm cách đưa nguồn tiền ra khỏi đất nước. Điều đó không chỉ xảy ra Trung Quốc mà còn trên toàn thế giới.

Tất cả các đồng tiền trên thế giới đều đang sụt giảm so với đồng đô la Mỹ. Điều này sẽ thúc đẩy một nhu cầu lớn đối với Bitcoin. Mặc dù có thể nó không thay thế được cho đô la, nhưng đó là tất cả những gì có thể chống lại sự trượt giá hiện nay.

Kết thúc Thế chiến 2, tất cả những món hàng hoá có giá trị thương mại quốc tế, kể cả dầu mỏ - đều được định giá bằng đồng đô la Mỹ. Sau khi Donald Trump trở thành Tổng thống, nước Mỹ dường như không muốn lo lắng quá nhiều cho thế giới nữa. Khi đó đồng đô la Mỹ sẽ không còn được kỳ vọng để trở thành đồng tiền dự trữ hàng đầu. Sự lựa chọn hiện tại chỉ có thể là đồng Nhân Dân Tệ, đồng Euro, hoặc Bitcoin.

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2017

Project Alchemy: Sự kết hợp giữa Ethereum và Zcash

Project Alchemy: Sự kết hợp giữa Ethereum và Zcash

Ethereum là một nền tảng được thiết kế và phát triển dựa trên giao thức Smart Contract, nó cho phép các bên có thể thiết lập những thoả thuận bất di bất dịch để sử dụng cho những mục đích hợp pháp.

Đội ngũ phát triển Zcash đang nghiên cứu việc tích hợp tính ẩn danh của loại cryptocurrency này và công nghệ zk-SNARKs vào giao thức của Ethereum để nâng cấp một cấp độ riêng tư mới cho người dùng Ethereum.

Về khía cạnh kỹ thuật, đội ngũ phát triển của Zcash đã cùng hợp tác với các thành viên của đội Ethereum R&D để tích hợp công nghệ zk-SNARKs lên Ethereum.

Hồi đầu tuần trước, các kỹ sư của Zcash cùng nhà nghiên cứu Ariel Gabizon của Viện Công nghệ Israel phát hành một bài đăng trên blog với tựa đề "An Update on Integratinh Zcash on Ethereum (ZoE)" để giới thiệu về ZoE và đưa ra lộ trình hoạt động cho người dùng của mình.

Đây là một nỗ lực chung của hai tổ chức nhằm xây dựng một dự án với tên gọi "Project Alchemy". Dự án này sẽ kết hợp thuộc tính của hai nền tảng mã hoá này thành một và mang những ưu điểm của Ethereum lẫn Zcash.

Các ứng dụng của ZoE

Những loại cryptocurrency như Monero hay các dự án cải thiện Bitcoin như Tumblebit và Mimblewimble đều cố gắng đạt một mục tiêu giống nhau: cung cấp sự tự do tài chính cho người dùng.

Zcash và Ethereum R&D thì lại cố gắng đạt mục tiêu hơi khác thường; 2 tổ chức đứng đầu trong dự án "Project Alchemy" này mong muốn tối đa hoá tiềm năng của Smart Contract trong toàn bộ ngành công nghiệp và thị trường công nghệ.

Đâu đó vẫn còn tồn tại những trường hợp sử dụng Smart Contract không khả thi với các biện pháp ẩn danh và riêng tư. Điển hình như việc bỏ phiếu điện tử. Ngày càng có nhiều các nhóm start-up sử dụng Smart Contract để tạo một hệ thống bầu cử phân cấp. Tuy nhiên với việc sử dụng Blockchain của Ethereum hiện tại thì người dùng vẫn có thể theo dõi được ai đã bỏ phiếu.

Giống như một cuộc bầu cử Tổng thống hay những cuộc bỏ phiếu lớn nào, việc che giấu thông tin người bỏ phiếu là điều cần phải làm. Gabizon giải thích:
"Hãy tưởng tượng một cuộc bầu cử hoặc một sự kiện đấu giá diễn ra trên một Blockchain thông qua giao thức Smart Contract, kết quả sẽ được xác nhận bởi bất kỳ ai theo dõi Blockchain, nhưng số phiếu sẽ không được tiết lộ. Việc công bố thông tin sẽ được chọn lọc; ví dụ; cho thấy thông tin về nơi một người đang ở trong thành phố nào đó, nhưng không tiết lộ vị trí chính xác của họ".
Đồng thời Gabizon và Ethereum R&D đưa ra lộ trình ngắn hạn của "Project Alchemy" như sau:
  1. Tạo ra các token ẩn danh và xác minh các giao dịch equihash trên Blockchain của Ethereum.
  2. Thi hành thuật toán bằng chứng công việc bằng cách sử dụng Zcash.
Khi một trong hai yêu cầu trên được đáp ứng, dự án này có thể được thử nghiệm và cung cấp một ứng dụng rộng lớn hơn cho Smart Contract.

Cha đẻ của dòng xe Mercedes Benz mua lại công ty PayCash để làm gì ?

Cha đẻ của dòng xe Mercedes Benz mua lại công ty PayCash để làm gì ?

Daimler AG - cha đẻ của dòng xe Mercedes Benz đã mua lại PayCash - một công ty cung cấp các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số và xử lý Bitcoin. Động thái này khiến mọi người phải đặt dấu chấm hỏi liệu Daimler AG sẽ làm gì tiếp theo.

Họ là ai ?

Daimler AG hay còn được biết với cái tên DaimlerChrysler AG là một công ty sản xuất ô tô có trụ sở tại Đức. Đây là nhà sản xuất ô tô lớn thứ 13 trên thế giới. Ngoài ra Daimler còn sản xuất xe tải và là nhà cung cấp các dịch vụ tài chính. Daimler nổi tiếng với các thương hiệu xe như Mercedes Benz hay Freightliner.

PayCash là một công ty cung cấp các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số có trụ sở tại châu Âu. PayCash là một trong số ít các dịch vụ thanh toán hỗ trợ Bitcoin. Ngoài Bitcoin, PayCash còn hỗ trợ các dịch vụ thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ hàng đầu như Sofort, PayPal, AliPay, SEPA và còn nhiều nữa. Công ty này hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thị trường kỹ thuật số, các nền tảng gây quỹ cộng đồng và các trang web thương mại điện tử.

Daimler mua lại PayCash để làm gì ?

Việc Daimler mua lại PayCash như một phần trong bước đi chiến lược số hoá công nghệ của mình. Điều này sẽ cho phép Daimler phát hành dịch vụ thanh toán di động cho các sản phẩm của mình với tên gọi "Mercedes Pay". Trong một thông cáo với giới báo chí, Daimler nhấn mạnh vào tham vọng "trở thành một nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số hàng đầu", từ đó tạo được sự hấp dẫn đối với các sản phẩm và dịch vụ tài chính của mình.

Klaus Entennann - Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty dịch vụ tài chính Daimler nói thêm:
"Mercedes Pay cho phép khách hàng của chúng tôi thanh toán các dịch vụ sử dụng smartphone một cách dễ dàng và bảo mật. Với Mercedes Pay, những người được hưởng lợi thực sự chính là các khách hàng của chúng tôi. Trong tương lai, họ chỉ cần cung cấp thông tin giao dịch một lần duy nhất và có thể sử dụng được các dịch vụ của Daimler. Việc này sẽ được thực hiện thông qua một phương thức thanh toán ảo gọi là eWallet".
Với việc PayCash từng cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng và các hình thức thanh toán điện tử đối với Bitcoin hay các loại cryptocurrency khác. Điều này khiến mọi người suy đoán trong tương lai họ có thể mua ô tô trực tiếp bằng Bitcoin mà không cần đi qua trung gian phức tạp và tốn kém.

Sự phổ biến của Bitcoin như một phương tiện thanh toán ngày càng gia tăng kể từ lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2009. Cho tới hiện nay đã có rất nhiều tập đoàn lớn chấp nhận Bitcoin như một phương thức thanh toán có thể kể đến như: Dell, Microsoft, Overstock, Virgin Airways, NewEgg... Và Daimler sẽ là công ty đầu tiên trực tiếp chấp nhận dịch vụ thanh toán Bitcoin. Trước đó người tiêu dùng thường sử dụng dịch vụ thanh toán bằng Bitcoin của bên thứ ba để mua xe, như Tesla 3 chẳng hạn.

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

Trung Quốc công bố kế hoạch phát hành RMBCoin

Trung Quốc công bố kế hoạch phát hành RMBCoin

Mặc dù Trung Quốc không phải là một fan hâm mộ của Bitcoin, nhưng họ là người xứng đáng được thừa hưởng những tính chất của tiền tệ kỹ thuật số. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) vừa thông báo kế hoạch phát hành dự án RMBCoin - một loại tiền tệ kỹ thuật số quốc gia. Nhưng đáng tiếc những khía cạnh kỹ thuật của loại tiền tệ này sẽ không cho phép người dân kiểm soát private-key. Trong thời gian này dự án RMBCoin vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng để có thể đi vào hoạt động. Nhưng giả sử điều này trở thành sự thật thì RMBCoin cũng không phải đối thủ cạnh tranh của Bitcoin.

RMBCoin về cơ bản không phải là một bản sao của Bitcoin hay một loại Altcoin nào đó. Đây là một dự án xây dựng đồng tiền kỹ thuật số quốc gia do PBOC đảm nhận. Nó tương tự một tài khoản ngân hàng nhưng hoạt động hoàn toàn trong không gian kỹ thuật số, do đó không cần sự tương tác nhiều từ người dân. Đặc biệt là RMBCoin sẽ sử dụng công nghệ Blockchain để phát hành và kiểm soát mỗi đồng xu.

Trước đó Trung Quốc từng đưa tin muốn phát hành một loại tiền tệ kỹ thuật số hay xây dựng một Blockchain cho riêng mình. Nhưng tin tức này đến vào một thời điểm khá kỳ lạ. Ngay sau khi PBOC thực hiện một chiến dịch thanh tra các sàn giao dịch Bitcoin cũng như đề nghị thay đổi cách thức giao dịch ký quỹ của các sàn này. Họ hoàn toàn kiểm soát Bitcoin nhưng vẫn muốn tạo ra một đồng tiền kỹ thuật số quốc gia. Đó là một sự cạnh tranh khá hấp dẫn đối với Bitcoin.

Trung Quốc không phải là quốc gia đầu tiên công bố về việc phát hành tiền kỹ thuật số quốc gia. Trước đó Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Singapore hay Thuỵ Điển đã có kế hoạch riêng. Nhưng dường như tiến độ của họ đang bắt đầu chững lại. Việc áp dụng công nghệ Blockchain để xây dựng một loại tiền quốc gia là một tín hiệu khá tốt cho tương lai. Nhưng vẫn còn nhiều nghi ngại về mức độ thành công của những dự án này. Chưa từng có một đồng tiền quốc gia nào có thể chứng minh khả năng tự do tài chính của người dân như Bitcoin.

Trong khi đó một số tín đồ của Bitcoin không mấy vui mừng về quyết định này. Nhưng điều đó không thành vấn đề. PBOC đã hoàn thành mục đích tước đoạt đi chức năng giao dịch ký quỹ làm đòn bẩy cho Bitcoin và công bố việc phát hành tiền kỹ thuật số cho riêng mình. Điều đó không mấy ngạc nhiên đối với cộng đồng cryptocurrency khi các ngân hàng đã phản đối Bitcoin nhưng lại tìm cách để bắt chước nó.

Bitcoin và lịch sử phát triển của tiền tệ

Hội nghị tài chính Bretton Woods

Đây là một chủ đề khá phức tạp với nhiều thay đổi trong hơn 400 năm qua, đi cùng chiều dài hơn 3000 năm lịch sử. Trước mắt chúng ta phải hiểu rõ về lịch sử của tiền tệ, sau đó mới nói về Bitcoin. Căn bản chúng ta phải nắm được 2 tính năng chính của tiền tệ đó là:
  • Phương tiện thanh toán
  • Nơi lưu trữ giá trị
2 tính năng này rất quan trọng và chúng ta phải hiểu được mỗi một tính năng có tác dụng gì. Phần này chúng tôi sẽ đề cập đến khi nói về giá trị nội tại của Bitcoin và sử dụng Bitcoin như một loại tiền tệ hàng hoá.


Bitcoin - trong tưởng tượng của mọi người sẽ là một mối đe doạ đối với những công cụ lưu trữ giá trị như vàng hay bạc. Ngoài ra nó còn là mối đe doạ của phương tiện thanh toán như một loại tiền tệ bình thường. Bitcoin cùng sở hữu cả 2 tính năng của kim loại quý lẫn tiền tệ. Để hiểu tại sao Bitcoin lại có thể trở thành tiền tệ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lịch sử phát triển của tiền tệ nhé.

Vì sao lại có Ngân hàng ?

Để bắt đầu câu hỏi này, chúng ta phải hiểu được phương thức trao đổi là gì, nó xảy ra như thế nào và tại sao lại cần lưu trữ giá trị.

Phương thức trao đổi là một hình thức trao đổi một món hàng hoá cho một món khác. Trước khi xuất hiện tiền, mọi người có thể trao đổi bất cứ thứ gì có thể trao đổi được, giá trị của món hàng được mọi người ngầm hiểu với nhau. Bao gồm như vỏ sò, lúa thóc, thuốc lá hay đất đai... miễn là hai bên hiểu được giá trị của những gì mình đang trao đổi và chấp nhận nó cho phương thức trao đổi.

Và khi nó con người tìm ra vàng. Nó trở thành một thứ tiêu chuẩn trong thời đại thương mại hoá. Đi cùng với đó là những rủi ro khi sở hữu một lượng lớn vàng. Và như thế Ngân hàng ra đời, thay vì mang theo bên mình một khối vàng, ngân hàng giúp mọi người quy đổi vàng sang một tờ giấy - gọi là giấy nợ, chứng nhận ngân hàng nợ một khối vàng. Đây có thể coi là hình thức đầu tiên của tiền giấy khi mà nó có thể dùng để đổi một thứ hàng hoá đã là tiêu chuẩn như vàng.

Điều cần hiểu rằng tiền mặt chính là đại diện của một hình thức lưu trữ giá trị để phục vụ cho mục đích thanh toán. Lý do duy nhất khiến tiền mặt xuất hiện vì nó là một sự đổi mới của công nghệ. Từ đó có thể lưu trữ được giá trị của vàng dưới hình thức của tờ giấy và thay đổi hoàn toàn phương thức trao đổi hàng hoá trước đó. Điều này cho phép mọi người có thể giao dịch với nhau nhưng tránh được những rủi ro trộm cắp.

Trớ trêu thay việc tạo ra các tờ giấy nợ này đã xây dựng một khuôn khổ cho toàn bộ hệ thống ngân hàng cho tới ngày nay. Điều đó tạo ra một hệ thống ngân hàng không hoạt động dựa trên số tiền họ có sẵn mà trên một phần nhỏ của số tiền họ phải có. Hệ thống này duy trì bằng cách tính toán lợi nhuận bù trừ vào phần thua lỗ. Những tổn thất của họ có thể phá vỡ toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Đó là những gì đã xảy ra trong thời kỳ Đại suy thoái, và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008.

Chế độ tiền tệ Bretton Woods

Bretton Woods

Cuối Thế chiến 2, quân đồng minh đã bí mật mở một cuộc họp tại Bretton Woods với mục đích xây dựng lại một nền kinh tế mới cho thế giới. Keynes - một nhà kinh tế học người Anh đưa ra ý tưởng cho Liên minh Thanh toán Bù trừ Quốc tế (ICU) để sử dụng một loại tiền tệ quốc tế dùng để thanh toán các khoản nợ quốc gia gọi là Bancor. Nhưng ý tưởng của Keynes đã bị từ chối và thay vào đó là đồng đô la Mỹ trở thành đơn vị tiền tệ quốc tế - mà ngày nay nó mang đến cho Mỹ một sức mạnh tài chính trên trường quốc tế. Để có thể làm được điều đó, $35 sẽ được quy đổi cho một ounce vàng, đồng thời Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) được thành lập. Keynes đã đưa ra cảnh báo đối với chế độ tiền tệ này và đưa ra viễn cảnh 20 năm sau đó.

Hệ thống này sẽ hoạt động ổn định nếu Mỹ không tìm cách để gian lận. Giai đoạn 1945 - 1971, đồng đô la Mỹ bắt đầu lưu hành trên toàn thế giới do chính sách nhập khẩu nhiều hơn là xuất khẩu. Điều đó tạo ra một sự tiêu cực trong ngân sách. Thực tế là rất nhiều đô la Mỹ tồn tại ở nước ngoài khiến Mỹ không đủ sức quy đổi từ vàng sang. Pháp bắt đầu nghi ngờ điều này năm 1960 và đòi lại vàng của mình. Cú sốc Nixon bắt đầu từ đây. Năm 1969, Nixon đơn phương tuyên bố đồng đô la Mỹ không còn được chuyển đổi thành vàng và đánh mức thuế 10% để bảo vệ các ngành công nghiệp của mình từ cú sốc này. $35 sẽ không còn đổi được một ounce vàng từ đó.

Cú sốc Nixon

 Cú sốc Nixon

Để giải cứu đồng đô la khỏi vòng xoáy của siêu lạm phát, Nixon đã làm tất cả mọi thứ, từ việc áp đặt các loại thuế, đưa ra hạn mức đối với tiền lương, thay đổi tỷ giá hối đoái, trong lúc nghĩ ra một giải pháp bảo vệ giá trị cho đô la Mỹ. Năm 1973, Ngoại trưởng Mỹ - Henry Kissinger ký hợp đồng tài trợ vũ khí cho Ả Rập Saudi, với điều kiện họ chỉ cần bán dầu cho nước Mỹ bằng duy nhất đồng đô la. Khái niệm "đô la dầu mỏ" ra đời từ đó. Kể từ năm 1973, đồng đô la không còn đổi được sang vàng mà thay vào đó là dầu mỏ.

30 năm sau đó, chúng ta dần nhận ra những bằng chứng về sự chia tách giữa vàng và đô la Mỹ đã phá vỡ niềm tin vào hệ thống tiền tệ toàn cầu, cũng như  niềm tin vào đồng đô la Mỹ. Điều đó gây những hậu quả rất nghiêm trọng cho sức mua đô la lẫn những người sử dụng nó.

Tên trộm quốc tế

Từ đó tiền tệ không còn gắn liền giá trị như một loại hàng hoá mà trở thành một tên trộm - âm thầm đánh cắp năng lực sản xuất của mọi người - thông qua lạm phát. Qua nhiều thập kỷ, lạm phát không những lấy đi sức mua với đồng đô la Mỹ mà còn cho tất cả các loại tiền mặt trên thế giới. Điều này đến rất chậm và ít ai có thể hiểu được những gì Keynes cảnh báo nhiều năm trước đó.

Sự thất bại của vàng

Vàng được sử dụng hàng nghìn năm trước vì những đặc tính lưu trữ giá trị của nó. Tuy nhiên những gì xảy ra ở thế kỷ 20 cho đến cuối Thế chiến 2 cho thấy sự kết hợp của vàng khi trong tay Chính phủ thông qua việc tịch thu một cách hợp pháp. Thống kê đến năm 1973 toàn bộ vàng đã được các Chính phủ tịch thu bằng vũ lực.

Điều này thực hiện theo 2 cách:
  • Tịch thu vàng và kim loại quý như một khoản bồi thường cho Thế chiến 1 và chủ nghĩa đế quốc.
  • Thông qua các cuộc chiến do Chính phủ phát động đối với các tài sản của tư nhân.
Điều này có thể kiểm chứng trên khắp thế giới bằng các lệnh hạn chế trên toàn cầu như: Sắc lệnh 6102, Đạo luật Ngân hàng Úc 1959, Đạo luật Vàng của Ấn Độ năm 1968...Từ đó cho phép các Chính phủ và đồng minh độc quyền thao túng vàng. Cho tới ngày nay không ai có thể giữ vàng hay bạc làm phương tiện thanh toán, mặc dù biết nó có giá trị hơn tiền giấy.

Nhu cầu cần được bảo vệ

Mối đe doạ lớn nhất đối với tài sản của người dân không phải từ hoạ xâm lược chiến tranh mà đến từ ngay trong Chính phủ của họ. Vì Chính phủ là chủ sở hữu của các phương tiện trao đổi, là trọng tài của tất cả các giải pháp. Thông qua đó có thể kiểm soát và thao túng tiền mặt trên một quy mô lớn, trong khi chính họ cũng là người canh giữ hệ thống tài chính. Vấn đề lớn nhất lúc này là việc bạn tìm thấy một phương tiện trao đổi thay thế (như Bitcoin) thì Chính phủ vẫn coi nó là bất hợp pháp và đe doạ nếu bạn không tuân thủ.

Và khi Bitcoin xuất hiện, chúng ta có quyền từ chối đồng tiền Chính phủ và ngay cả Ngân hàng Trung ương của họ, giá trị đồng tiền pháp định của họ sẽ sụp đổ. Chính phủ không đủ tiền chi trả cho những cuộc chiến, mức lương cồng kềnh để nuôi dưỡng một bộ máy, sự sợ hãi đến từ chủ nghĩa khủng bố...Đó sẽ là một khoảnh khắc tuyệt vời khi không ai còn sử dụng tiền giấy.

Bitcoin là một hệ thống thanh toán toàn cầu và cũng là một nơi lưu trữ tài sản dựa trên các nguyên tắc toán học và bảo mật. Một hệ thống mà chúng ta không bị ngược đãi vì tiết kiệm và bảo vệ tài sản. Một hệ thống mà hiểu được, tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư của mọi công dân. Một sự thay đổi đang đến và nó sẽ giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

Có phải Warren Buffett đã sai khi nói về Bitcoin ?

Warren Buffett

Warren Buffett - một nhà đầu tư, doanh nhân và tỷ phú người Mỹ, đồng thời ông cũng là một nhà phê bình thị trường có uy tín nhất thế giới. Đối với ông Bitcoin không có giá trị gì cả, tương lai của ngành công nghiệp cryptocurrency vẫn còn nhiều điều hoài nghi kể từ sau nhận định của ông.

Sau khi Bitcoin đạt đỉnh điểm cao nhất trong lịch sử năm 2013, Buffett đã cảnh báo các nhà đầu tư nên tránh xa Bitcoin, ông cho rằng đó là một ảo ảnh, khi đáp lại câu hỏi về cryptocurrency của Dan Gilbert - nhà sáng lập Quicken Loans:
"Đó là một hình thức chuyển tiền. Một hình thức vô cùng hiệu quả để chuyển tiền và bạn có thể làm điều đó một cách ẩn danh."
Khi trả lời câu hỏi của phóng viên CNBC, Buffett khuyên mọi người "nên tránh xa nó. Đó là một ảo ảnh, rất cơ bản".

Đúng như lời ông, Bitcoin mất hơn 80% giá trị trong một năm sau đó, từ mức $1,000 xuống còn $200 thời điểm tháng 1/2015.

Biểu đồ giá Bitcoin

Sau hơn một năm kể từ ngày chạm đáy thấp nhất. Bitcoin đã có một sự trở lại đầy ngoạn mục và hình thành xu hướng lấy đà để đạt mức giá $1,000 đầu năm nay. Không như xu hướng trước đó, Bitcoin đạt một mức ổn định hơn để đi lên.

Thời điểm năm 2013, giá Bitcoin chỉ ở mức $250 và đạt mức $1,000 chỉ trong vòng một tháng, các thương nhân trở nên điên cuồng khi giao dịch nó.

Vào thời điểm 2017 này, giá Bitcoin đã ít biến động hơn 3 năm trước đó, điều đó chứng minh là cryptocurrency này đã trở nên ổn định. Mọi người bắt đầu đặt niềm tin vào các công ty cryptocurrency để xây dựng một cơ sở hạ tầng vững chắc về trao đổi tiền tệ.

Blockchain - là một cơ sở hạ tầng về công nghệ đứng đằng sau Bitcoin và nhiều ứng dụng khác. Nhiều tập đoàn công nghệ lớn như IBM hay Microsoft đang tìm kiếm một cơ hội đầu tư vào triển vọng của loại công nghệ này.

Công nghệ này cho phép các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng niềm tin và sự minh bạch. Mạng lưới này cho phép các bên được phép truy cập vào bản ghi kỹ thuật số của các giao dịch trong lĩnh vực tài chính. Tính đến cuối năm 2016, thị trường Blockchain đã có giá trị khoảng 210 triệu USD và dự kiến đạt hơn 2 tỷ USD trong 5 năm tới.

Mối quan tâm lớn nhất của Bitcoin chính là sự an toàn trong các giao dịch, chống lại gian lận chi tiêu (Double Spending) và rửa tiền. Trong tương lai nếu các ngành công nghiệp như ngân hàng sử dụng những công nghệ tương tự thì Bitcoin có lẽ sẽ được chấp thuận như một loại tiền tệ.

Tuy nhiên điều này vẫn chưa trả lời được câu hỏi của Buffett về Bitcoin. Ông vẫn giữ quan điểm của mình rằng Bitcoin không khác gì một phương thức chuyển tiền, điều đó cho thấy một tương lai khó khăn cho Bitcoin có thể nhận được giá trị nội tại như vàng.

Tại sao Bitcoin lại trở thành một phần của danh mục đầu tư ?

Tại sao Bitcoin lại trở thành một phần của danh mục đầu tư ?

Một công nghệ có thể được xem như "bước đột phá" nếu nó gây nhiễu loạn và dần chiếm chỗ của thứ công nghệ đứng trước nó. Bitcoin chính là một thứ công nghệ và còn nhiều hơn thế nữa. Thực tế là Bitcoin có thể tạo một bước đột phá đối với thị trường và gắn kết tiền tệ, ngân hàng và ngành tài chính lại với nhau. Có lẽ Bitcoin chính là cơ hội đầu tư đầy hứa hẹn nhất trong thời đại của chúng ta.

Hệ thống tài chính hiện tại đang bộc lộ nhiều yếu điểm và gần như đã quá cũ kỹ. Bitcoin chính là thứ công nghệ cốt lõi nhất của thế kỷ thứ 21. Loại tiền tệ kỹ thuật số này bản chất là mã nguồn mở, thông qua mạng ngang hàng và được mã hoá để bảo vệ tính riêng tư trong hệ thống Internet toàn cầu. Công nghệ này mang đến một hiệu suất hoạt động cùng tính bảo mật tốt nhất cho thế giới tài chính.

Trước mắt chúng ta có thể thấy Bitcoin sẽ cạnh tranh trực tiếp với những lĩnh vực sau đây:
  • Thanh toán điện tử
  • Thương mại điện tử
  • Kiều hối
  • Quỹ phòng hộ
  • Vàng
  • Tiền mặt
  • Tiền gửi ở nước ngoài
Bitcoin sẽ không bao giờ được ai biết đến nếu như không có Bill Gates - ông đã hết mình ca ngợi đồng tiền này. Hay Paul Buchheit - người sáng lập ra Gmail, ông mô tả Bitcoin như là "một giao thức TCP/IP trong lĩnh vực tiền tệ". Ngay cả những nhà đầu tư mạo hiểm hàng đầu như Marc Andreessen, Reid Hoffman, Fred Wilson, nhà sáng lập Paypal - Peter Thiel, tỷ phú kiêm nhà đồng sáng lập eBay - Jeffrey Skoll, top tỷ phú giàu nhất châu Á - Lý Gia Thành (Li Ka-shing), hay các giám đốc điều hành lớn như Vikgram Pandit (Citigroup), Blythe Masters (JPMorgan Chase) và Tom Glocer (Reuters), lẫn các tập đoàn lớn như Google, Qualcomm, NYSE, NASDAQ, USSA, NTT Docomo cũng đã đầu tư một phần vào Bitcoin.

Ngoài ra còn một số thành viên trong hệ thống chính phủ Hoa Kỳ như Larry Summers (cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, nhà nghiên cứu trưởng của Ngân hàng Thế giới, hiệu trưởng Đại học Harvard), James Newsome (cựu giám đốc CFTC - Commodity Futures Trading Commission - tổ chức này quản lý các công ty Forex tại Hoa Kỳ), Arthur Levitt (chủ tịch của SEC - Uỷ ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Hoa Kỳ).

Kiến trúc sư điều hành của IBM - Richard Brown đưa ra nhận định như sau: "Bitcoin rất phức tạp, nó phân bố trên một cuốn sổ cái chung của toàn thế giới". Brown cho biết trong tương lai Bitcoin không chỉ được xem như một loại tiền tệ mà nó còn là cốt lõi của hệ thống Internet.

Một câu hỏi được đặt ra là: "Tại sao lại là Bitcoin mà không phải thứ tiền tệ kỹ thuật số khác ?". Câu trả lời nằm ở mức độ bảo mật của Bitcoin. Sức mạnh tính toán của mạng lưới Bitcoin trở thành một bức tường vững chắc để bảo vệ nó.

Chính vì sự an toàn của mình, Bitcoin trở thành một giao thức cho hệ thống tài chính. Giống như TCP/IP là một giao thức trụ cột của Internet, Bitcoin sẽ là cốt lõi của hệ thống tiền tệ và tài chính.

Từ lúc mới bắt đầu năm 2009 đến năm 2011, vốn hoá của Bitcoin là 1,5 triệu USD. Tăng hơn 145 triệu USD đầu năm 2013 và lên 10 tỷ USD vào đầu năm 2014. Hai năm sau đó, giá trị Bitcoin phục hồi trở lại hơn 10 tỷ USD. Với nhiều biến động xảy ra, giờ đây đã có hơn 13 triệu ví Bitcoin được tạo và hashrate hiện tại của mạng lưới Bitcoin là 1,028 PTH/s.

Lượng Bitcoin được đưa vào lưu thông ngày càng tăng. Điều này được giải thích vì chỉ có 21 triệu Bitcoin được tạo ra, do đó trong tương lai nó sẽ là một mặt hàng khan hiếm. Đây là những kịch bản có thể tác động vào giá Bitcoin trong tương lai, bao gồm một số rủi ro đi kèm như:
  • Sự xuất hiện của một loại tiền tệ kỹ thuật số mới lấy đi thị trường hiện tại của Bitcoin.
  • Một lỗi trong hệ thống nhưng không được phát hiện, gây mất ổn định.
  • Sự chia rẽ cộng đồng nếu xảy ra Hard Fork và tạo ra 2 phiên bản của Bitcoin. Mọi người sẽ nghi ngờ và ủng hộ phiên bản được coi là hữu ích nhất.
  • Bị tấn công bởi thế lực có nguồn lực và tài chính mạnh. Điển hình như lực lượng thợ mỏ có thể từ chối xác nhận và tăng mức phí cho mỗi giao dịch. Hay chính phủ có thể đưa ra các quy định về mức thuế để đàn áp Bitcoin.
Và hầu hết các trường hợp đều cho thấy Bitcoin là một loại công nghệ tiền tệ kỹ thuật số hữu dụng. Bitcoin không phải là một bong bóng tài chính hay một kênh trú ẩn an toàn như vàng. Đi cùng với các rủi ro, một phần nhỏ Bitcoin nằm trong danh mục đầu tư sẽ là quyết định khôn ngoan nhất mọi thời đại.

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Giá Bitcoin phục hồi trở lại sau những giao dịch ảo

OKCoin Chart

Hơn 10 ngày sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) thanh tra các sàn giao dịch lớn nhất nước này, giá Bitcoin đã phục hồi trở lại mức $880. Tất cả khối lượng giao dịch đều là thật, đây là một điểm cần được lưu ý.

Giá Bitcoin đã phải nằm yên một thời gian vài ngày ở mức $800. Cho tới đầu giờ chiều ngày 18/01/2017, một sự đột biến được cho là kết quả của kế hoạch thay đổi chính sách quản lý đối với các sàn giao dịch, khiến giá Bitcoin ngay lập tức tăng hơn 8%.

Kể từ sau khi PBOC gặp gỡ với đại diện 3 Sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất nước này tại Thượng Hải và Bắc Kinh, hình thức giao dịch ký quỹ tại các sàn này đã được chỉnh sửa lại. Giảm tải những giao dịch ảo gây ảnh hưởng chung đến thị trường, do đó khối lượng giao dịch hiện tại đều là thật. Ngoài ra PBOC sẽ vẫn tiếp tục duy trì vai trò của mình trong hệ sinh thái này.

Bitcoin đã tăng $80
Bitcoin đã tăng $80 nhưng khối lượng giao dịch rất khác biệt trong ngày 17/01/2017

OKCoin, Houbi và BTCC vẫn tiếp tục thống trị
OKCoin, Houbi và BTCC vẫn tiếp tục thống trị nhưng với một khối lượng giao dịch thật

Điều đó không có nghĩa là PBOC sẽ gây khó khăn cho những người sử dụng Bitcoin. Thực tế là PBOC không trực tiếp tác động vào giá Bitcoin. Trung Quốc sẽ vẫn nắm vai trò quan trọng trong các giao dịch Bitcoin và tình hình này có thể không dễ dàng thay đổi.

Tương lai Bitcoin sẽ vẫn tiếp tục tăng giá mặc dù chúng ta sẽ không thấy những khối lượng giao dịch ảo nữa. Đó là một tín hiệu tốt cho Bitcoin và các nhà đầu tư, Bitcoin sẽ đi theo xu hướng chậm mà chắc.

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Kỹ thuật phân tích thị trường cơ bản bằng các công cụ của Poloniex

Trước tiên khi bắt đầu những thứ cơ bản để giao dịch với Poloniex, mình sẽ chia sẻ với mọi người thông tin như sau:
  • Thị trường là tự nhiên, không ai có thể thao túng được thị trường. Có nghĩa là nếu thị trường đang xu hướng đi lên thì nó sẽ tiếp tục lên cho tới khi nào mệt thì nó tự đổi chiều. Thao túng thị trường chỉ làm thay đổi giá cả trong ngắn hạn, không ai muốn làm điều đó để gánh thiệt hại cả.
  • Giá cả là sự phản ánh của niềm tin hoặc nỗi sợ. Cũng giống như thị trường, chỉ có thể thao túng giá cả trong ngắn hạn. Chẳng hạn như thông tin tiêu cực sẽ làm giá sụt giảm và sụt giảm tới đáy cho tới khi nào không sụt được nữa thì nó tự động đảo chiều. Cũng như việc thổi phồng bong bóng cũng sẽ tới lúc nào đó nó tự nổ thôi, không có bong bóng nào vĩnh viễn cả. Hãy để mọi thứ tự nhiên nhất.
Đây là những thông tin cơ bản nhất về công cụ phân tích của sàn Poloniex để hỗ trợ các bạn khi giao dịch. Chỉ cần kết hợp kiến thức này với bản lĩnh và kinh nghiệm thị trường thì bạn hoàn toàn làm chủ cuộc chơi trong Poloniex. Các bạn có thể xem hướng dẫn tạo tài khoản và giao dịch căn bản tại đây.

Nến

Candlestick

Đây là đồ thị nến 5 phút trong 6 giờ. Mỗi một giờ có 60 phút - tương đương với 60/5 = 12 cây nến.

Vậy trong 6 giờ sẽ có 6x12 = 72 cây nến, các bạn có thể kiểm tra.

Mỗi một cây nến sẽ cho chúng ta biết giá trị của mỗi giao dịch trong 5 phút. Thông tin của nến bao gồm:

Thân nến: Cho biết giá mức chênh lệch giữa giá đóng cửa và giá mở cửa, nến càng dài thì độ chênh lệch càng cao.
  • Xanh: giá đóng cửa tăng so với giá mở cửa.
  • Đỏ: giá đóng cửa giảm so với giá mở cửa. 
  • Không có gì: giá đóng cửa bằng giá mở cửa.
Dây nến: Là sợi dây màu đen nằm ở trên hoặc dưới thân nến.
  • Dây nến trên: giá cao nhất trong một giao dịch
  • Dây nến dưới: giá thấp nhất trong một giao dịch

Fib Levels

Fibonacci

Hay còn gọi nôm na là đường Fibonacci. Chúng ta nói sơ về đường này nhé, đường này do một ông nào đó nghiên cứu thỏ và tìm ra được dãy số (0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144...).

Trong dãy số này ta lấy số trước chia cho số sau sẽ được tỉ lệ vàng là 161.8%. Ví dụ:
3/2 = 5/3 = 8/5 = 13/8 = 21/13 = 34/21 = 161,8%

Từ con số 161,8% người ta tìm ra các tỉ lệ 23.6%, 38.2%, 50% và 61,8% và vẽ vào biểu đồ trong Poloniex. Đường Fibonacci này dùng để bắt đáy khi giá đang bắt đầu giảm, bạn sẽ phải dự đoán khi giá giảm đến bao nhiêu thì nên mua lại.

Ví dụ: Giả sử tỷ giá của cặp ETH/BTC tăng từ 0.01146 lên đến 0.01210, điều đó có nghĩa là ETH đã tăng được 0.00064. Ta sẽ tính được 23.6%, 38.2%, 50% và 61,8% của 0.00064 là bao nhiêu.
  • 23.6% x 0.00064 = 0.00015104
  • 38.2% x 0.00064 = 0.00024448
  • 50% x 0.00064 = 0.00032
  • 61.8% x 0.00064 = 0.00039552
4 kết quả trên cho chúng ta biết các mức quan trọng khi giá ETH sẽ giảm lần tới so với đỉnh điểm. Có nghĩa là giá ETH có thể chạm những mức sau:
  • 0.01146 + 0.00015104 = 0.01161104
  • 0.01146 + 0.00024448 = 0.01170448
  • 0.01146 + 0.00032 = 0.01178
  • 0.01146 + 0.00039552 = 0.01185552
Công cụ này chỉ mang tính chất tham khảo, để có thể đưa ra dự đoán chính xác cần kết hợp với nhiều công cụ khác.

SMA Period

SMA

Đây là một đường rất quan trọng cần phải biết, đường SMA còn gọi là đường trung bình di động đơn giản cho biết xu hướng của thị trường. Đường SMA ký hiệu là SMA (n) với n tùy chọn cho biết tổng số ngày giao dịch. Các bạn có thể lựa chọn đường SMA tùy vào nhu cầu của bản thân. Đường SMA càng nhỏ thì càng theo sát mức giá hơn. Ví dụ:
  • n=10,20,30 => SMA (10) ; SMA (20); SMA(30) => thường dùng cho dự đoán xu hướng ngắn hạn
  • n= 50 => SMA (50) => thường dùng cho dự đoán xu hướng trung hạn
  • n=100,200 => SMA (100); SMA(200) => thường dùng cho dự đoán xu hướng dài hạn

Khi đường giá cắt vào đường SMA và đi xuống cho biết xu hướng thị trường sẽ giảm và ngược lại khi đường giá cắt vào đường SMA và đi lên cho biết xu hướng thị trường sẽ tăng.

Bollinger Band

Bollinger Band

Đường Bollinger là 2 đường cặp song kèm vào đường giá. Đường SMA sẽ nằm giữa 2 đường này. Khi đường giá chạm vào đường Bollinger thì giá sẽ bị phản ngược lại. Ví dụ như khi giá chạm vào đường Bollinger dưới thì lập tức sẽ nảy lên ngay, còn khi chạm vào trên thì bị dội ngược xuống.

Bollinger Band

Khi 2 đường Bollinger này co hẹp lại vào đường giá sẽ báo hiệu một chu kỳ tăng/giảm cực mạnh. Đường này không hữu dụng cho lắm nhưng vẫn phải kết hợp lại để phân tích chuẩn xác hơn.

EMA Period

Còn gọi là đường trung bình di động hàm mũ, đường này thuộc về mức độ nâng cao của SMA khi theo cực sát mức giá. Hay nói cách khác SMA chỉ sử dụng để đoán xu hướng giá tương lai còn EMA sử dụng để phản ứng lại sự thay đổi ngắn hạn của giá. Việc sử dụng EMA hay SMA tùy thuộc vào sở thích của mỗi người vì cơ bản 2 đường này giống nhau.

MACD

MACD

Còn gọi là đường trung bình di động hội tụ phân kỳ. Đường này cho biết khi nào thì nên mua và khi nào thì nên bán. Trên Poloniex chúng ta sẽ thấy đường MACD màu vàng, đường SIG màu tím và đường Zero nằm ngay giữa.
  • Khi đường MACD cắt vào đường SIG và chạy lên trên thì đó là chu kỳ mua.
  • Khi đường MACD cắt vào đường SIG và chạy xuống dưới thì đó là chu kỳ bán.
  • Khi đường MACD cắt vào đường Zero và chạy lên trên thì thị trường đi lên.
  • Khi đường MACD cắt vào đường Zero và chạy xuống dưới thì thị trường đi xuống.

Buy - Sell Order

Buy - Sell Order

Ngoài ra sàn Poloniex còn bị chi phối rất mạnh bởi "whale". Bạn cần phải nhìn vào khối lượng đơn hàng để biết mức cản hay mức nâng đỡ hiện tại. Bằng cách nhìn vào mục Sell Order, chúng ta sẽ thấy có một lượng lớn đơn hàng trị giá 126.4 BTC bán ETH ở mức giá 0.0118 và  166.8 BTC bán ETH ở mức giá 0.0125. Điều đó có nghĩa là nếu ETH muốn nhảy vọt lên trên thì cần phài phá vỡ bức tường cản ở mức giá đó. Phần này thuộc về kinh nghiệm thị trường của mỗi người nên mình sẽ không đi sâu.

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

Bitcoin - con rối của Trung Quốc - Phần 1

Bitcoin Vietnam News đã cảm thấy sự bất thường sau khi giá Bitcoin giảm đột ngột gần đây. Cụ thể hơn là 2 đợt tác động từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) và việc thanh tra các Sàn giao dịch Bitcoin tại nước này vài ngày sau đó. Ở bài viết này chúng tôi khuyên bạn nên đọc kỹ phân tích và tự đưa ra nhận định cho hướng đi tương lai của mình.

Khối lượng giao dịch trong 30 ngày

Khối lượng giao dịch Bitcoin là thứ chúng tôi đưa ra phân tích đầu tiên. Hầu hết đều đến từ 3 sàn Bitcoin nổi trội nhất tại Trung Quốc là OKCoin, Huobi và BTCC. Khối lượng giao dịch trong 30 ngày qua là 185,700,000 BTC - chiếm 98,3% khối lượng giao dịch toàn thế giới. Không có gì nghi ngờ khi Trung Quốc kiểm soát toàn bộ thị trường, một số sàn nổi trội như Bitfinex, Coinbase, BTC-E... chẳng là gì !?

Vấn đề thứ hai đưa ra là mức phí cho cả các giao dịch tại 3 sàn Trung Quốc đều là 0%. Đây là một mô hình kinh doanh rất đặc biệt so với phương Tây khi họ phải chi trả một mức phí cho mỗi một lệnh mua hoặc bán. Điều này sẽ gợi cho chúng ta câu hỏi "Lợi nhuận kinh doanh của các sàn Trung Quốc đến từ đâu ?" Tất cả doanh thu không đến từ lệnh mua bán mà đến từ việc thu phí cho mỗi lần rút Nhân Dân Tệ và cho vay Bitcoin để thực hiện đòn bẫy giao dịch. Chi phí này phụ thuộc vào khối lượng giao dịch của mỗi thương nhân. Điều đó khiến cho các thương nhân phải tìm cách đạt được nhiều khối lượng giao dịch nhất có thể để giảm thiểu chi phí rút Nhân Dân Tệ.

Vô tình đây là áp lực đến cho các thương nhân, bằng mọi giá họ phải thực hiện càng nhiều giao dịch càng tốt, mặc dù họ không đạt được lợi nhuận gì.

Càng nguy hiểm hơn khi họ làm lũng đoạn thị trường bằng thủ thuật "Wash Trade" - đây là một khái niệm trong thị trường chứng khoán ám chỉ hành vi mua đi bán lại một cổ phiếu nhằm gia tăng khối lượng giao dịch và giá cả.

Cụ thể hơn, họ thiết lập một hệ thống trên 2 tài khoản riêng biệt - sử dụng phần mềm và giao dịch Bitcoin qua lại. Nếu tài khoản của bạn có 1 BTC và bạn giao dịch qua lại 1,000 lần/ngày, bạn sẽ tạo ra khối lượng giao dịch 1,000 BTC mà không mất khoản phí nào (chỉ ở 3 sàn này thôi nhé) và bạn vẫn giữ được 1 BTC. Bitcoin Vietnam News hoàn toàn nghi ngờ về những giao dịch thực sự ở 3 sàn này.

Giao dịch ma

Ngoài ra sau khi làm lũng đoạn thị trường tại sàn của mình. Đây sẽ là tác động khiến các sàn thế giới phải điều chỉnh mức giá đi theo.

Khối lượng giao dịch cao đồng nghĩa với tính thanh khoản tại sàn này sẽ cao. Ai mà không thích điều đó, các thương nhân cũng thế. Tính thanh khoản cao đồng nghĩa với "spread" giảm (chênh lệch giá mua và giá bán). Cho phép người mua và bán giao dịch gần đúng với tỷ giá thị trường và có thể đóng lệnh bất kỳ lúc nào. Như thế câu được nhiều cá con hơn. Ngoài ra còn thu hút được các nhà đầu tư tài trợ kinh phí hoạt động. 3 sàn Trung Quốc đã kiếm tiền từ những cách đó.

Hãy nhìn vào biểu đồ dưới đây để quan sát khối lượng Bitcoin giao dịch trong ngày 05/01/2017.

Khối lượng Bitcoin giao dịch theo ngày
Gần 14 triệu Bitcoin của 3 sàn Trung Quốc được giao dịch trong 2 ngày 05 - 06/01/2017

Lưu lượng Bitcoin đang lưu thông trên thị trường
Tổng lượng Bitcoin đang trong lưu thông là 16 triệu. Bạn có tin là 14 triệu Bitcoin trên thực sự đang giao dịch không ?

Khối lượng giao dịch Bitcoin trong 10 ngày
Khối lượng giao dịch trong 10 ngày đã rớt 98%

Vậy thực sự có bao nhiêu giao dịch đang xảy ra tại Trung Quốc ? Chỉ có cách so sánh tổng lượng Bitcoin của các thương nhân Trung Quốc với lượng Bitcoin của thế giới. Nhưng đáng tiếc dữ liệu này là bất khả thi. Ngoài ra còn cách đánh giá độ sâu của mỗi đơn hàng (bao nhiêu đơn hàng mua và bán được khớp lệnh), nhưng cũng không thể biết được.

Chỉ có một cách khả thi nhất là kiểm tra tính thanh khoản. Cụ thể hơn giả sử chúng ta sẽ thực hiện một đơn hàng $100,000 để xem khoảng giá di chuyển bao nhiêu đơn vị. Đáng tiếc là những thương nhân thực hiện đơn hàng lớn thường không công bố những số liệu trên vì điều đó có thể ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nếu bạn là tỷ phú, bạn có muốn công khai cho mọi người hay các hacker biết bạn đang giao dịch hàng nghìn BTC mỗi ngày không ?

OKCoin Chart

Không còn nghi ngờ gì khi những hoạt động bất thường của Trung Quốc đã tác động vào giá Bitcoin. Nếu nhu cầu ở Trung Quốc không còn nữa, Bitcoin sẽ chết hoàn toàn. Hãy nhớ về việc giá Bitcoin giảm khi PBOC tác động vào. PBOC đã cố tình can thiệp và đưa ra các quy định nghiêm ngặt hơn về việc quản lý Bitcoin. Vô tình điều này sẽ gây khó khăn cho những cá nhân bình thường có thể sở hữu Bitcoin, chẳng hạn như việc yêu cầu các sàn không cho phép người có mức thu nhập thấp được trao đổi Bitcoin. Thoáng chốc giá trị của Bitcoin như một cuộc chơi của giới tài phiệt Trung Quốc. Đây là nơi tập trung rất nhiều trụ sở công ty hoạt động về Bitcoin và là một quốc gia đi đầu trong công nghệ Internet. Quả là một vùng đất tiềm năng cho Bitcoin, dù Trung Quốc có làm giả khối lượng giao dịch nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của Trung Quốc đối với Bitcoin.

Vấn đề chính nằm ở đây chính là lòng tham, khối lượng giao dịch giả để thu hút nhà đầu tư trên thế giới và thu phí giao dịch từ họ. Nếu điều này vẫn tiếp diễn có thể đây sẽ là sự kiện Mt. Gox 2.0. Trong trường hợp xấu nhất khi các Sàn giao dịch Bitcoin này đóng cửa hoàn toàn, hoặc các thương nhân chuyển sang tài sản đầu cơ khác, giá trị của Bitcoin sẽ biến mất vĩnh viễn. Còn hiện tại mọi thứ vẫn sẽ tiếp tục phát triển bình thường nhưng đừng hy vọng giá Bitcoin sẽ quay về mức đỉnh điểm vừa rồi.

Image "Volume Trading" by aerowindwalker/Reddit

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

Loại Cryptocurrency nào tốt nhất để đầu tư dài hạn trong năm 2017 ?

Loai Cryptocurrency nao tot nhat de dau tu dai han trong nam 2017 ?

Trong số chúng ta ở đây có ai muốn quay về thời điểm quá khứ năm 2011 để có thể mua 1,000 BTC với mức giá $1,000 không ? Và sau đó chờ đợi 2 năm sau và bán tất cả số đó để trở thành triệu phú ? Tất cả chúng ta đều mong muốn điều đó, nhưng quay trở về quá khứ là điều không thể. Vậy tại sao chúng ta không nghĩ đến một phương án đầu tư thông minh khác ? Với cryptocurrency, chúng ta vẫn có cơ hội trở thành triệu phú. Nên nhớ cryptocurrency không dựa vào bất kỳ chính phủ hay tổ chức nào. Đó là Internet. Với hơn 3 tỷ người sử dụng Internet hằng ngày, tại sao chúng ta không kỳ vọng sẽ có 3 tỷ người sử dụng cryptocurrency.

Hôm nay Bitcoin Vietnam News sẽ tiết lộ những cryptocurrency nào đang thuộc danh mục đầu tư theo "chiến lược dài hạn" của chúng tôi. Danh sách này dựa trên khía cạnh công nghệ, kỹ thuật và tiềm năng ứng dụng của loại cryptocurrency cho tương lai. Chúng tôi đầu tư cho tương lai một cách thông minh, không dựa theo lời cam kết xuông, không đánh trống thổi kèn, không tự vỗ ngực xưng tên mình là chuyên gia

Để có thể đánh giá tiềm năng của một cryptocurrency, ngoài những hiểu biết về khía cạnh kỹ thuật của nó, Bitcoin Vietnam News còn dựa trên những tiêu chí sau:
  • Sức hấp dẫn: Tốc độ tăng trưởng của cryptocurrency phản ánh sức hút đến cho chúng tôi. Nhưng không có nghĩa là tăng trưởng theo kiểu tàu lượn siêu tốc. Chúng tôi cần tính ổn định, chỉ cần ổn định từ 2-3 năm có thể đem lại lòng tin cho chúng tôi.
  • Chi phí đào: Đây là một tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến giá của loại cryptocurrency này trong tương lai, lợi nhuận của những thợ mỏ cũng chính là lợi nhuận tương lai của chúng tôi. Nếu thợ mỏ cảm thấy mình có lợi khi đào loại cryptocurrency đó, họ sẽ tiếp tục duy trì mạng lưới, và cryptocurrency này không bao giờ chết.
  • Nguồn cung dự trữ: Loại cryptocurrency nào có nguồn cung dự trữ không rõ ràng sẽ không nằm trong danh sách đầu tư của chúng tôi. Cryptocurrency không phải tiền giấy, chúng tôi không thích nó được in ra bừa bãi để gây lạm phát.
  • Khối lượng giao dịch: Chúng tôi không quan trọng nó lên đỉnh hay xuống đáy, thậm chí nó đứng giá cũng được. Chỉ cần nó được rất nhiều người giao dịch, nghĩa là nó có thể phát triển.
  • Sự bảo trợ: Chỉ cần nó xuất hiện trên các sàn giao dịch lớn (như Poloniex chẳng hạn) hay nó cung cấp được một ứng dụng gì cho cộng đồng, chúng tôi sẽ chọn nó.
Chúng tôi không lựa chọn Bitcoin nhé vì giá nó quá cao và vốn hoá nó quá lớn. Điều đó đồng nghĩa là để có thể tăng lên được vài phần trăm trong giá trị, nó cần một nguồn tiền rất lớn từ nhà đầu tư. Bạn nghĩ sao khi giá Bitcoin từ $1,000 lên $2,000 nó cần phải được bơm thêm nguồn tiền gấp mấy lần vốn hoá hiện tại của nó ? Và sau đây chúng tôi sẽ cho biết danh mục đầu tư của mình:

#1. Ethereum (ETH)

Ethereum
Đây là một nền tảng Blockchain cung cấp hệ thống máy ảo phân cấp để tạo ra các hợp đồng P2P và sử dụng loại cryptocurrency gọi là Ether. Ethereum đang xây dựng một nền tảng rất vững chắc và chuyên nghiệp. Rất nhiều các tổ chức lớn trên thế giới tìm cách áp dụng cho Blockchain này, bao gồm nhà đầu tư, ngân hàng, chính trị gia và người tiêu dùng. Đây là một cryptocurrency chủ đạo của chúng tôi.

#2. Zcash (ZEC) và Zcoin (XZC)

Zcash
Sau khi Zcash ra mắt với sự cường điệu từ giới truyền thông, cộng với nguồn cung rất thấp (hiện chỉ mới có 436,456 ZEC đã được đào). Zcash sớm bị thổi phồng giá và khiến nhiều nhà đầu tư thiệt hại lớn. Nhưng chúng tôi nhìn về khía cạnh tiềm năng của công nghệ zerocoin. Đây là một công nghệ có tính riêng tư tốt nhất trong Blockchain. Giá Zcash hiện tại là $50, nếu tôi nhớ không lầm thì Zcash rớt từ mức giá $5,000 hay $3,500 gì đó. Bạn có tin vào mô hình lòng chảo đỉnh - đáy - đỉnh không ? Chờ 2 năm nữa nhé.

Và Zcoin, em trai của Zcash. Sử dụng công nghệ tương tự người anh, giá trị chỉ bằng 1% người anh. Tôi sẽ không đi vào chi tiết quá nhiều, sự khác biệt của Zcoin chính là nó che giấu tất cả thông tin của một giao dịch ngoại trừ số tiền được gửi (sự thay thế cho Bitcoin đây), còn Zcash thì che giấu hoàn toàn mọi thứ.

#3. Dash (DASH)

Dash
Dash - Digital Cash. Đây chắc là tên gọi cuối cùng của nó sau khi đổi tên từ XCoin và DarkCoin. Mục đích của việc thay tên đổi họ chỉ vì lý do muốn xoá bỏ quá khứ đen tối - đây là một đồng tiền đến từ thế giới ngầm như Bitcoin hay Monero.

Năm 2017 sẽ là một năm tuyệt vời dành cho Dash với một số cải tiến lớn trong mã nguồn. Điều này khiến Dash sẽ tăng giá.

#4. Ripple (XRP)

Ripple

Ripple là một hệ thống chia sẻ cơ sở dữ liệu công khai hoặc sổ cái kế toán bằng cách sử dụng một quá trình đồng thuận cho phép thanh toán, trao đổi, chuyển tiền trong một mạng lưới phân tán. Ripple đang cố gắng xây dựng một nền tảng miễn phí cho bất kỳ việc trao đổi hay mục đích thương mại nào. Tại sao chúng ta cần đến trung gian khi thực hiện những giao dịch trong khi Ripple có thể cung cấp ? Không những thế mà tốc độ còn rất nhanh là khác. Do đó Ripple rất được các ngân hàng lớn trên thế giới tích hợp vào hệ thống của mình. Đây là một loại cryptocurrency chuyên nghiệp và chất lượng cao. Thậm chí đội ngũ phát triển của Ripple còn không thèm đẩy giá của loại cryptocurrency tiềm năng này. Hãy sở hữu một ít trước khi họ làm như vậy nhé .


Đây là 4 loại cryptocurrency mà theo chúng tôi là tiềm năng dựa trên những nghiên cứu và kinh nghiệm trong hệ sinh thái này. Những cryptocurrency này sẽ không bao giờ chết yểu trong suốt một đoạn đường dài có thể là 5-10 năm. Đó là quan điểm theo chúng tôi là ít rủi ro nhất, nếu quan điểm của bạn khác với chúng tôi, hãy để lại bình luận nhé.

Image by Flickr