Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

Bitcoin và lịch sử phát triển của tiền tệ

Hội nghị tài chính Bretton Woods

Đây là một chủ đề khá phức tạp với nhiều thay đổi trong hơn 400 năm qua, đi cùng chiều dài hơn 3000 năm lịch sử. Trước mắt chúng ta phải hiểu rõ về lịch sử của tiền tệ, sau đó mới nói về Bitcoin. Căn bản chúng ta phải nắm được 2 tính năng chính của tiền tệ đó là:
  • Phương tiện thanh toán
  • Nơi lưu trữ giá trị
2 tính năng này rất quan trọng và chúng ta phải hiểu được mỗi một tính năng có tác dụng gì. Phần này chúng tôi sẽ đề cập đến khi nói về giá trị nội tại của Bitcoin và sử dụng Bitcoin như một loại tiền tệ hàng hoá.


Bitcoin - trong tưởng tượng của mọi người sẽ là một mối đe doạ đối với những công cụ lưu trữ giá trị như vàng hay bạc. Ngoài ra nó còn là mối đe doạ của phương tiện thanh toán như một loại tiền tệ bình thường. Bitcoin cùng sở hữu cả 2 tính năng của kim loại quý lẫn tiền tệ. Để hiểu tại sao Bitcoin lại có thể trở thành tiền tệ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lịch sử phát triển của tiền tệ nhé.

Vì sao lại có Ngân hàng ?

Để bắt đầu câu hỏi này, chúng ta phải hiểu được phương thức trao đổi là gì, nó xảy ra như thế nào và tại sao lại cần lưu trữ giá trị.

Phương thức trao đổi là một hình thức trao đổi một món hàng hoá cho một món khác. Trước khi xuất hiện tiền, mọi người có thể trao đổi bất cứ thứ gì có thể trao đổi được, giá trị của món hàng được mọi người ngầm hiểu với nhau. Bao gồm như vỏ sò, lúa thóc, thuốc lá hay đất đai... miễn là hai bên hiểu được giá trị của những gì mình đang trao đổi và chấp nhận nó cho phương thức trao đổi.

Và khi nó con người tìm ra vàng. Nó trở thành một thứ tiêu chuẩn trong thời đại thương mại hoá. Đi cùng với đó là những rủi ro khi sở hữu một lượng lớn vàng. Và như thế Ngân hàng ra đời, thay vì mang theo bên mình một khối vàng, ngân hàng giúp mọi người quy đổi vàng sang một tờ giấy - gọi là giấy nợ, chứng nhận ngân hàng nợ một khối vàng. Đây có thể coi là hình thức đầu tiên của tiền giấy khi mà nó có thể dùng để đổi một thứ hàng hoá đã là tiêu chuẩn như vàng.

Điều cần hiểu rằng tiền mặt chính là đại diện của một hình thức lưu trữ giá trị để phục vụ cho mục đích thanh toán. Lý do duy nhất khiến tiền mặt xuất hiện vì nó là một sự đổi mới của công nghệ. Từ đó có thể lưu trữ được giá trị của vàng dưới hình thức của tờ giấy và thay đổi hoàn toàn phương thức trao đổi hàng hoá trước đó. Điều này cho phép mọi người có thể giao dịch với nhau nhưng tránh được những rủi ro trộm cắp.

Trớ trêu thay việc tạo ra các tờ giấy nợ này đã xây dựng một khuôn khổ cho toàn bộ hệ thống ngân hàng cho tới ngày nay. Điều đó tạo ra một hệ thống ngân hàng không hoạt động dựa trên số tiền họ có sẵn mà trên một phần nhỏ của số tiền họ phải có. Hệ thống này duy trì bằng cách tính toán lợi nhuận bù trừ vào phần thua lỗ. Những tổn thất của họ có thể phá vỡ toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Đó là những gì đã xảy ra trong thời kỳ Đại suy thoái, và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008.

Chế độ tiền tệ Bretton Woods

Bretton Woods

Cuối Thế chiến 2, quân đồng minh đã bí mật mở một cuộc họp tại Bretton Woods với mục đích xây dựng lại một nền kinh tế mới cho thế giới. Keynes - một nhà kinh tế học người Anh đưa ra ý tưởng cho Liên minh Thanh toán Bù trừ Quốc tế (ICU) để sử dụng một loại tiền tệ quốc tế dùng để thanh toán các khoản nợ quốc gia gọi là Bancor. Nhưng ý tưởng của Keynes đã bị từ chối và thay vào đó là đồng đô la Mỹ trở thành đơn vị tiền tệ quốc tế - mà ngày nay nó mang đến cho Mỹ một sức mạnh tài chính trên trường quốc tế. Để có thể làm được điều đó, $35 sẽ được quy đổi cho một ounce vàng, đồng thời Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) được thành lập. Keynes đã đưa ra cảnh báo đối với chế độ tiền tệ này và đưa ra viễn cảnh 20 năm sau đó.

Hệ thống này sẽ hoạt động ổn định nếu Mỹ không tìm cách để gian lận. Giai đoạn 1945 - 1971, đồng đô la Mỹ bắt đầu lưu hành trên toàn thế giới do chính sách nhập khẩu nhiều hơn là xuất khẩu. Điều đó tạo ra một sự tiêu cực trong ngân sách. Thực tế là rất nhiều đô la Mỹ tồn tại ở nước ngoài khiến Mỹ không đủ sức quy đổi từ vàng sang. Pháp bắt đầu nghi ngờ điều này năm 1960 và đòi lại vàng của mình. Cú sốc Nixon bắt đầu từ đây. Năm 1969, Nixon đơn phương tuyên bố đồng đô la Mỹ không còn được chuyển đổi thành vàng và đánh mức thuế 10% để bảo vệ các ngành công nghiệp của mình từ cú sốc này. $35 sẽ không còn đổi được một ounce vàng từ đó.

Cú sốc Nixon

 Cú sốc Nixon

Để giải cứu đồng đô la khỏi vòng xoáy của siêu lạm phát, Nixon đã làm tất cả mọi thứ, từ việc áp đặt các loại thuế, đưa ra hạn mức đối với tiền lương, thay đổi tỷ giá hối đoái, trong lúc nghĩ ra một giải pháp bảo vệ giá trị cho đô la Mỹ. Năm 1973, Ngoại trưởng Mỹ - Henry Kissinger ký hợp đồng tài trợ vũ khí cho Ả Rập Saudi, với điều kiện họ chỉ cần bán dầu cho nước Mỹ bằng duy nhất đồng đô la. Khái niệm "đô la dầu mỏ" ra đời từ đó. Kể từ năm 1973, đồng đô la không còn đổi được sang vàng mà thay vào đó là dầu mỏ.

30 năm sau đó, chúng ta dần nhận ra những bằng chứng về sự chia tách giữa vàng và đô la Mỹ đã phá vỡ niềm tin vào hệ thống tiền tệ toàn cầu, cũng như  niềm tin vào đồng đô la Mỹ. Điều đó gây những hậu quả rất nghiêm trọng cho sức mua đô la lẫn những người sử dụng nó.

Tên trộm quốc tế

Từ đó tiền tệ không còn gắn liền giá trị như một loại hàng hoá mà trở thành một tên trộm - âm thầm đánh cắp năng lực sản xuất của mọi người - thông qua lạm phát. Qua nhiều thập kỷ, lạm phát không những lấy đi sức mua với đồng đô la Mỹ mà còn cho tất cả các loại tiền mặt trên thế giới. Điều này đến rất chậm và ít ai có thể hiểu được những gì Keynes cảnh báo nhiều năm trước đó.

Sự thất bại của vàng

Vàng được sử dụng hàng nghìn năm trước vì những đặc tính lưu trữ giá trị của nó. Tuy nhiên những gì xảy ra ở thế kỷ 20 cho đến cuối Thế chiến 2 cho thấy sự kết hợp của vàng khi trong tay Chính phủ thông qua việc tịch thu một cách hợp pháp. Thống kê đến năm 1973 toàn bộ vàng đã được các Chính phủ tịch thu bằng vũ lực.

Điều này thực hiện theo 2 cách:
  • Tịch thu vàng và kim loại quý như một khoản bồi thường cho Thế chiến 1 và chủ nghĩa đế quốc.
  • Thông qua các cuộc chiến do Chính phủ phát động đối với các tài sản của tư nhân.
Điều này có thể kiểm chứng trên khắp thế giới bằng các lệnh hạn chế trên toàn cầu như: Sắc lệnh 6102, Đạo luật Ngân hàng Úc 1959, Đạo luật Vàng của Ấn Độ năm 1968...Từ đó cho phép các Chính phủ và đồng minh độc quyền thao túng vàng. Cho tới ngày nay không ai có thể giữ vàng hay bạc làm phương tiện thanh toán, mặc dù biết nó có giá trị hơn tiền giấy.

Nhu cầu cần được bảo vệ

Mối đe doạ lớn nhất đối với tài sản của người dân không phải từ hoạ xâm lược chiến tranh mà đến từ ngay trong Chính phủ của họ. Vì Chính phủ là chủ sở hữu của các phương tiện trao đổi, là trọng tài của tất cả các giải pháp. Thông qua đó có thể kiểm soát và thao túng tiền mặt trên một quy mô lớn, trong khi chính họ cũng là người canh giữ hệ thống tài chính. Vấn đề lớn nhất lúc này là việc bạn tìm thấy một phương tiện trao đổi thay thế (như Bitcoin) thì Chính phủ vẫn coi nó là bất hợp pháp và đe doạ nếu bạn không tuân thủ.

Và khi Bitcoin xuất hiện, chúng ta có quyền từ chối đồng tiền Chính phủ và ngay cả Ngân hàng Trung ương của họ, giá trị đồng tiền pháp định của họ sẽ sụp đổ. Chính phủ không đủ tiền chi trả cho những cuộc chiến, mức lương cồng kềnh để nuôi dưỡng một bộ máy, sự sợ hãi đến từ chủ nghĩa khủng bố...Đó sẽ là một khoảnh khắc tuyệt vời khi không ai còn sử dụng tiền giấy.

Bitcoin là một hệ thống thanh toán toàn cầu và cũng là một nơi lưu trữ tài sản dựa trên các nguyên tắc toán học và bảo mật. Một hệ thống mà chúng ta không bị ngược đãi vì tiết kiệm và bảo vệ tài sản. Một hệ thống mà hiểu được, tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư của mọi công dân. Một sự thay đổi đang đến và nó sẽ giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét