Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

Bitcoin - con rối của Trung Quốc - Phần 2

Bitcoin - con rối của Trung Quốc

Xuyên suốt chiều dài lịch sử văn minh nhân loại, tiền tệ đã trải qua những bước phát triển đáng kể để có thể hình thành nên đồng tiền hiện đại ngày nay. Từ những thứ thô sơ nhất như vỏ ốc, cho đến khi tìm thấy kim loại và phát minh ra tiền giấy. Đặc biệt những khái niệm căn bản nhất khi nhắc đến hình thái của tiền tệ đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Cho đến ngày hôm nay dường như mọi thứ vẫn tiếp tục lặp lại.

Bitcoin - một loại tiền tệ sử dụng trong không gian kỹ thuật số được tìm thấy vào năm 2008 bởi một người hoặc một nhóm người, dưới cái tên Satoshi Nakamoto. Cho đến hôm nay vẫn chưa ai biết được Satoshi là ai ? Liệu cái tên này có mối liên hệ gì với Trung Quốc không ? Nhưng có một điều gần như chắc chắn 80% là Bitcoin không được phát minh tại Trung Quốc. Trái ngược với một thực tế đó là hầu hết tổng nguồn cung dự trữ của Bitcoin trên thế giới lẫn khối lượng giao dịch hằng ngày đều xuất phát từ quốc gia này.

Theo CoinDesk, tổng lượng vốn hoá thị trường Bitcoin cho đến ngày hôm nay là 14,5 tỷ USD. Ước tính chỉ ngang với lượng vốn hoá của Twitter, hay thậm chí là không bằng một phần thuế phải nộp của Apple. Tuy nhiên nếu loại tiền kỹ thuật số này tiếp tục phát triển dưới sự kiểm soát của Trung Quốc, nó có thể trở thành một trật tự tài chính mới cho toàn cầu, hoặc biến mất như cách mà E-gold hay GoldMoney đã từng.

Trung Quốc nắm giữ vận mệnh của Bitcoin

Điều đầu tiên cần lưu ý chính là loại tiền kỹ thuật số này được khai thác tại Trung Quốc nhiều hơn ở phương Tây. Khu vực Tân Cương - Tây Tạng sở hữu nguồn tài nguyên thuỷ điện cùng khí hậu khá mát mẻ rất thích hợp để khai thác Bitcoin. Bằng cách sử dụng các siêu máy tính để giải quyết những bài toán hóc búa và được chi trả bằng những đồng Bitcoin như một phần thưởng. Ước tính đến năm 2020, lượng điện năng khai thác tại một nhà máy cỡ nhỏ trong khu vực này thể lên đến 14,600 MW - bằng tổng khối lượng sử dụng điện của đất nước Đan Mạch. Với mức chi phí điện năng rất rẻ tại nơi đây, điều đó đã khiến cho Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia quyền lực nhất về khai thác Bitcoin.

Điều thứ hai có thể kể đến là chính sách quản lý đầu tư từ Chính phủ khiến cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ khó lòng tiếp cận hoàn toàn với những kênh đầu tư như cổ phiếu, chứng khoán, ngoại hối... Với Bitcoin - mọi thứ trở nên khá linh hoạt, không có mức tối thiểu hay tối đa, chỉ cần sẵn có $900 hoặc quy đổi sang Nhân Dân Tệ là đã đủ điều kiện để sở hữu một đồng Bitcoin. Ngoài ra với hệ thống ngân hàng hiện đại của mình, mọi thiết lập cần thiết để mua bán Bitcoin chỉ mất nửa giờ đồng hồ - trong khi đó tại Mỹ có thể mất đến ba ngày làm việc.

Điều thứ ba là việc thắt chặt kiểm soát vốn gây khó khăn cho việc chuyển tiền ra nước ngoài, do đó càng khuyến khích người dân sử dụng Bitcoin như một cách thay thế.

Một điều bất ngờ có thể suy đoán được là chính Trung Quốc cũng thả lỏng việc sử dụng Bitcoin, mặc dù Ngân hàng Trung ương không công nhận đó là một loại tiền tệ. Việc người dân sử dụng nguồn vốn cá nhân để mua Bitcoin sẽ không ảnh hưởng vào nguồn dự trữ ngoại hối của Chính phủ - đó là một mối quan tâm lớn của nước này. Điều đó phù hợp với chính sách phát của Kế hoạch 5 năm lần thứ 13: "Xây dựng các ngành công nghiệp trong nước xoay quanh lĩnh vực Blockchain - xây dựng ngành công nghiệp công nghệ Blockchain - xây dựng hệ thống sổ cái phân tán sử dụng Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác".

Việc mập mờ trong những quy định có thể là chủ ý của Chính phủ giúp Bitcoin dễ dàng hoạt động tại đất nước này. So với Mỹ, nếu muốn đưa một doanh nghiệp đi vào hoạt động thì bạn phải xin giấy phép tại 50 tiểu bang, tiêu tốn khoảng $500,000 cho mỗi tiểu bang và mất khoảng thời gian 2 năm để hoàn thành thủ tục.

Tương lai của Bitcoin sẽ phải phụ thuộc nhiều với các bên liên quan. Để có thể tiếp tục phát triển, một số câu hỏi quan trọng được đặt ra như sau:

Thợ mỏ: Có nên thay đổi kiến trúc Bitcoin hay không ?

Không giống với các giao dịch thông thường, tiền từ tay người này đi đến tay người khác, hoặc một tài khoản khác. Mạng lưới Bitcoin ghi nhận các giao dịch là duy nhất, không ai có thể giả mạo được. Đó là lợi thế về khía cạnh bảo mật và tốc độ. Nhưng theo thời gian, cùng với sự phát triển của Bitcoin, khối lượng giao dịch cần xử lý tăng dần, nhưng cấu trúc hệ thống Bitcoin vẫn giữ nguyên. Đó là nhược điểm hiện tại của Bitcoin khiến các giao dịch bị trì trệ. Bạn có thể sử dụng Bitcoin để chuyển 1 triệu hay 10 triệu đô la đi xuyên biên giới, nhưng bạn sẽ không thể chuyển được 10 tỷ đô la vì kích thước giới hạn cho mỗi giao dịch.

Với lực lượng thợ mỏ hùng hậu, họ nắm trong tay quyền thay đổi cấu trúc cơ bản của Bitcoin, giúp hệ thống này phát triển dễ dàng hơn. Nhưng cho tới thời điểm này, dường như họ chưa nắm rõ được điều đó và đây cũng có thể là một con dao hai lưỡi.

Chính phủ: Nên quyết định cho tương lai như thế nào ?

Nếu trực tiếp nói rằng chính sách của Chính phủ Trung Quốc góp phần thúc đẩy sự phát triển Bitcoin, bạn sẽ thấy một viễn cảnh thất thoát toàn bộ nguồn vốn dự trữ. Họ đã cho thấy sự sợ hãi trước điều đó khi áp đặt mức phí cho mỗi giao dịch.

Thay vào đó Chính phủ sẽ khuyến khích việc tạo ra loại tiền thay thế cho riêng mình. Đúng với lộ trình của Kế hoạch 5 năm kêu gọi các ngân hàng nghiên cứu đưa ra loại tiền kỹ thuật số cho riêng mình.

Nhà đầu tư: Donald Trump không muốn nước Mỹ tiếp tục làm cảnh sát thế giới, vậy chúng ta nên đặt dòng tiền đầu tư vào đâu ?

Sự xuất hiện của Mỹ tại tất cả các điểm nóng xung đột trên thế giới, gần hai thập kỷ suy thoái bởi những di sản chiến tranh của Bush "Đệ nhị" và sự nhu nhược của chính quyền Obama, tất cả đã khiến nước Mỹ dần mất đi vị trí quan trọng trên trường quốc tế. Đã đến lúc cần phải thiết lập một trật tự thế giới mới, đồng tiền nào sẽ trở thành tâm điểm tài chính toàn cầu ?

Nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ không tăng lãi suất trong năm nay như dự kiến thì chủ sở hữu các khoản nợ bằng đô la Mỹ sẽ càng bị áp lực để tìm cách đưa nguồn tiền ra khỏi đất nước. Điều đó không chỉ xảy ra Trung Quốc mà còn trên toàn thế giới.

Tất cả các đồng tiền trên thế giới đều đang sụt giảm so với đồng đô la Mỹ. Điều này sẽ thúc đẩy một nhu cầu lớn đối với Bitcoin. Mặc dù có thể nó không thay thế được cho đô la, nhưng đó là tất cả những gì có thể chống lại sự trượt giá hiện nay.

Kết thúc Thế chiến 2, tất cả những món hàng hoá có giá trị thương mại quốc tế, kể cả dầu mỏ - đều được định giá bằng đồng đô la Mỹ. Sau khi Donald Trump trở thành Tổng thống, nước Mỹ dường như không muốn lo lắng quá nhiều cho thế giới nữa. Khi đó đồng đô la Mỹ sẽ không còn được kỳ vọng để trở thành đồng tiền dự trữ hàng đầu. Sự lựa chọn hiện tại chỉ có thể là đồng Nhân Dân Tệ, đồng Euro, hoặc Bitcoin.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét