Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017

Blockchain và Bitcoin: Sự phục hưng của tiền tệ

Blockchain và Bitcoin

Blockchain là một hệ thống cơ sở hạ tầng chia sẻ dữ liệu dùng để tạo ra đồng tiền kỹ thuật số mạng ngang hàng Bitcoin vào năm 2008. Công nghệ Blockchain cho phép ghi chép và chia sẻ công khai cuốn sổ cái lưu trữ thông tin các giao dịch, tương tự như sổ cái ngân hàng.

Tuy nhiên, dữ liệu trong hệ thống Blockchain không được kiểm soát bởi bất kỳ cơ quan trung ương nào. Bản sao tập tin về cuốn sổ cái kỹ thuật số này được chia sẻ với thợ mỏ - những người góp phần xây dựng hệ thống này. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào hệ thống bằng cách tải về phần mềm Bitcoin.

Với công nghệ mã hoá tiên tiến nhất, Blockchain cho phép những người tham gia vào hệ thống ghi chép dữ liệu một cách an toàn. Những dữ liệu này được gắn thông tin về ngày tháng nhằm ngăn chặn việc chép đè thông tin. Nghĩa là không có bất kỳ ai có thể thay đổi được nội dung. Cuốn sổ cái này sẽ cập nhật thông tin cho tất cả các bản sao trên toàn thế giới chỉ trong tích tắc vài giây.

Tại sao lại gọi là Blockchain ?

Giống như một cuốn sổ cái bình thường, một người có thẩm quyền sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ dữ liệu và chữ ký ở cuối nội dung. Do đó không ai có thể chỉnh sửa và những dữ liệu được thêm vào sau đó sẽ không có hiệu lực.

Tương tự như thế, các thợ mỏ trong hệ thống Blockchain sẽ ghi nhận lại thông tin các giao dịch xảy ra mỗi 10 phút và lưu trữ vào một bìa hồ sơ - được gọi là "khối". Những hồ sơ này được cất vào tủ và nối tiếp nhau, "khối trước" sẽ tiếp theo "khối sau". Khái niệm "chuỗi khối" ra đời, do đó nó có tên gọi là Blockchain.

Bất kỳ ai cũng có cơ hội thêm một "khối giao dịch" mới vào cuốn sổ cái kế toán. Với điều kiện người đó phải giải quyết được những câu đố mật mã mà hệ thống đưa ra. Những thợ mỏ nào giải đáp được câu đố sẽ được thưởng 12.5 Bitcoin.

Cách thức hoạt động của Blockchain

Tất cả mọi người đều có quyền chia sẻ thông tin cho người khác, nhưng họ phải có chìa khoá để mở khối mà mình sở hữu - chìa khoá này gọi là private key. Khi bạn cho người khác biết thông tin về private key, nghĩa là bạn đồng ý chia sẻ dữ liệu ghi chép trong đó.

Ví dụ khi bạn lưu trữ Bitcoin ở một địa chỉ nào đó. Bạn cần phải có private key để chứng minh mình là chủ sở hữu số tài sản trong đó. Nghĩa là số Bitcoin đó hoàn toàn được kiểm soát bởi bạn trừ khi có ai đó biết thông tin về private key này.

Bằng cách này Blockchain bảo vệ dữ liệu cho người sở hữu và ngăn ngừa các hành vi gian lận. Do đó mọi giao dịch luôn luôn được hợp pháp.

Các thợ mỏ sẽ thu thập thông tin các giao dịch trong mạng lưới Blockchain mỗi 10 phút. Thông tin đó có thể hiểu như một tấm vé cho phép các thợ mỏ tham gia vào một cuộc thi. Thợ mỏ nào giành chiến thắng sẽ được quyền tạo ra khối mới tiếp theo. Sau đó các thợ mỏ sẽ cập nhật mới lại bản sao Blockchain và bắt đầu một cuộc cạnh tranh khác. Phần thưởng cho thợ mỏ chiến thắng hiện nay là 12.5 Bitcoin.

Đây là những lý do khiến công nghệ Blockchain nói chung sẽ thống trị thế giới trong vài năm nữa:

Cơ sở dữ liệu tài sản

Nói một cách đơn giản, Blockchain là một cuốn sổ cái phân tán lưu trữ cơ sở dữ liệu tài sản và được chia sẻ trên toàn thế giới. Những tài sản đó liên quan đến lĩnh tài chính, pháp luật và ở dưới dạng vật lý hoặc kỹ thuật số.

Công nghệ Blockchain sẽ phổ biến trong các ngành công nghiệp cần lưu trữ dữ liệu như bất động sản, chứng khoán hoặc các loại hàng hoá đã được mã hoá.

Không một ai có thể thay đổi được thông tin, do đó đây là một biện pháp bảo mật độc đáo.

Không thể giả mạo

Hãy lấy ví dụ về Bitcoin - một ứng dụng về tiền tệ đầu tiên của công nghệ Blockchain. Với tiền mặt thì ngân hàng sẽ cung cấp một số seri định danh và các biện pháp bảo mật, nhưng không có cuốn sổ cái ghi chép lại thông tin về các giao dịch, do đó mọi thứ có thể bị làm giả. Nhưng đối với Bitcoin, mọi thứ đều được xác định là duy nhất.

Vì vậy công nghệ Blockchain là một bước đột phá chống giả mạo trên mạng Internet, cũng như các giao dịch tài chính bằng hệ thống mạng.

Tiết kiệm chi phí

Việc quản lý dữ liệu ngày nay đã trở nên vô cùng phức tạp, đặc biệt là với các dữ liệu cá nhân. Triển khai xây dựng nâng cấp hệ thống tốn kém rất nhiều chi phí cho các công ty.

 Các hệ thống như vậy rất dễ bị tấn công mạng gây mất dữ liệu vĩnh viễn. Những tổ chức tài chính như ngân hàng phải đổi mới cơ sở hạ tầng để có thể đảm bảo an toàn đối với cuốn sổ cái của họ.

Công nghệ Blockchain còn giảm tải chi phí liên quan đến việc ghi chép dữ liệu giao dịch. Các giao dịch sẽ là cố định duy nhất, do đó họ sẽ không phải lo lắng về vấn đề bảo mật. Điều đó sẽ giúp tiết kiệm hàng tỷ đô la.

Nhưng dù sao việc áp dụng công nghệ Blockchain này vẫn cần có thời gian để nghiên cứu về các mặt lợi ích, giảm tối thiểu những chi phí phát sinh và mở ra một tương lai rộng lớn hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét