Vạn vật đều phải phát triển, tiền bạc trở thành quy chuẩn trong cuộc sống của chúng ta. "Tiền không thể mua được hạnh phúc nhưng muốn hạnh phúc thì phải có tiền". Từ hàng nghìn năm trước con người đã biết sử dụng vỏ ốc, đá quý, vàng và bạc, trang sức, cho tới đô la hay tất cả những gì có thể trao đổi được. Cho tới ngày nay hầu hết các loại tiền mặt trên thị trường đều tồn tại dưới dạng điện tử, hay còn gọi là e-money (tiền điện tử), nó trông như những con số trong tài khoản ngân hàng, thẻ ATM hay bất kỳ thẻ tín dụng nào. Điều đó cho phép bạn gửi và nhận tiền tích tắc thông qua các dịch vụ Internet như email. Và cuộc sống vẫn tiếp diễn cho tới khi xuất hiện một hình thức mới của tiền tệ: cryptocurrency - loại tiền được tạo ra từ thuật toán. Một ví dụ điển hình nhất của cryptocurrency chính là Bitcoin.
Có thể hằng ngày bạn thường nghe mọi người nói rất nhiều về các xu hướng hiện đại như thời trang, công nghệ, xe cộ hay đại loại một thứ gì đó thường xuyên được cải tiến... Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi: "Bitcoin là cái gì ?". Đây là một câu hỏi khá ấn tượng và nhưng cũng rất mơ hồ. Để thực sự có được một câu trả lời chi tiết chính xác rất khó. Bạn sẽ được nghe những người tự nhận mình là chuyên gia thổi phồng giá trị thực sự của nó và đưa bạn vào quỹ đạo của họ.
Bitcoin bắt đầu năm 2017 với một cú hit lớn khi giá trị của nó chạm mức đỉnh điểm trong ba năm trở lại đây. Thuở ban đầu khi loại tiền kỹ thuật số này mới xuất hiện, nó đã bị chỉ trích như một công cụ của giới tội phạm dùng để buôn bán ma tuý và thực hiện các hành vi bất hợp pháp. Nhưng giá trị của Bitcoin đã đạt hơn 120% giá trị trong năm vừa qua. Những nhà quan sát thị trường cho rằng việc Bitcoin bị đẩy lên cao như vậy là do nhu cầu tại Trung Quốc tăng cao trong bối cảnh Nhân Dân Tệ bị suy yếu; đây là một đợt suy yếu tiền tệ lớn nhất trong vòng hơn 20 năm qua. Dữ liệu của Bitcoinity cho thấy hầu hết khối lượng giao dịch đều đến từ Trung Quốc.
Có thể Bitcoin là một khái niệm còn khá mới mẻ đối với rất nhiều người, nhưng hiện tại nó đã tồn tại được hơn 8 năm. Vẫn chưa ai biết được người tạo ra Bitcoin là ai, mặc dù đã có một số người tự nhận mình là Satoshi Nakamoto. Thật sự là không ai biết được tương lai của Bitcoin sẽ đi về đâu và ít ai biết được Bitcoin đã chết 119 lần - theo 99Bitcoins, một website liệt kê cáo phó cho Bitcoin từ năm 2010 tới nay. Đi sâu vào câu chuyện này chúng ta hãy bắt đầu từ năm 2005, khi VinaGame lần đầu tiên phát hành tựa game đình đám trong làng MMORPG lúc ấy: Võ Lâm Truyền Kỳ.
Hãy nhìn vào bức ảnh. Đó được gọi là "túi hành trang" của một nhân vật ảo trong Võ Lâm Truyền Kỳ. Ở góc bên dưới bạn sẽ thấy thứ được gọi là "tiền". Người chơi kiếm "tiền" bằng nhiều cách khác nhau như: đánh quái vật, làm nhiệm vụ, hay kích sát. Cũng giống thế giới thực, loại "tiền" trong game này cho phép bạn mua rất nhiều thứ trong game, tất cả đều tượng trưng cho niềm tin của những người chơi khác vào đồng "tiền ảo" này.
Kiếm "tiền" bằng những cách trên khá chậm, loại "tiền ảo" này được dùng để mua sắm những vật phẩm tăng cường giúp người chơi trở nên mạnh hơn so với những người khác. Từ đó xuất hiện việc một số người chơi sẵn sàng trả tiền thật để đổi lấy những vật phẩm ảo này. Và rồi một ngành công nghiệp nổi lên được gọi là nghề "cày tiền" - người chơi sẽ đổi tiền thật để lấy thứ "tiền ảo" này. Các cơ quan chức năng không biết điều gì đang diễn ra. Việc "cày tiền" này hoàn toàn không phải là một mối đe doạ với họ. Nếu có đi nữa họ cũng không làm gì được ngoài việc đóng cửa trò chơi này. 10 năm trước có lẽ việc này chưa hẳn là phổ biến, nhưng loại "tiền ảo" và ngành công nghiệp "cày tiền" này dường như đã thiết lập ý tưởng xây dựng cryptocurrency ngày nay.
Bitcoin: một mã nguồn mở, một hệ thống ngang hàng để chống lại các gian lận. Người ta có thể khai thác Bitcoin bằng cách tải về một chương trình để thực hiện việc gọi là "đào Bitcoin". Công việc này có thể hiểu đơn giản như là một hệ thống đưa ra một con số ngẫu nhiên, bộ xử lý máy tính nào dự đoán con số chính xác và nhanh nhất sẽ được thưởng một lượng Bitcoin nhất định. Công việc này tích luỹ dần theo thời gian. Hệ thống Bitcoin lưu trữ chi tiết của mỗi lần trao thưởng vào một thứ gọi là "chuỗi khối". Chuỗi khối này được mã hoá, phân cấp và cập nhật liên tục cho hệ thống máy tính tham gia vào mạng lưới trên toàn cầu. Khi dữ liệu trong mạng lưới bị thay đổi, tất cả các máy tính sẽ phải kiểm tra lại dữ liệu, nếu dữ liệu có vấn đề thì hệ thống sẽ không chấp nhận cho việc thay đổi này. Đây là một nền tảng dữ liệu phân cấp, xử lý thông minh và linh hoạt.
Hệ thống Bitcoin đã tồn tại nhiều năm trong thế giới ngầm, chủ yếu trong giới game thủ hay những người am hiểu về máy tính. Cho tới năm 2010, mạng lưới thế giới ngầm trỗi dậy từ đống tro tàn của một cuộc suy thoái kinh tế trên toàn cầu. Năm 2012, họ xây dựng một thị trường riêng cho mình - Silk Road. Một thị trường tồn tại tất cả những gì có thể tồn tại, từ ma tuý, sừng tê giác, hàng hoá đánh cắp được... và họ chấp nhận Bitcoin như một loại tiền tệ trong mạng lưới. Và khi nhu cầu thực sự gia tăng, Bitcoin trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến, chủ yếu là từ nguồn gốc xuất hiện của mình.
Để có thể thực sự trở thành đồng tiền hữu ích, Bitcoin phải chứng minh mình đang được chấp nhận rộng rãi và có tính ổn định. Bitcoin vẫn gây rất nhiều tranh cãi vì những biến động giá trị của mình. Vẫn còn rất nhiều cryptocurrency khác cải tiến những nhược điểm của Bitcoin như Monero, Zcash hay Dash ngoài kia. Ít nhất một điều là các loại cryptocurrency này chưa thể dễ dàng thay thế Bitcoin được, nhưng nếu nó là một loại cryptocurrency hợp pháp và được chấp nhận rộng rãi thì việc nắm giữ nó sẽ không vô ích. Con người vẫn sẽ có nhu cầu đi tìm kiếm một loại tiền mới, cho đến lúc đó chúng ta sẽ vẫn tiếp tục sử dụng những tờ tiền giấy trong ví hay các con số điện tử nhảy múa trong thẻ ATM.
Có thể hằng ngày bạn thường nghe mọi người nói rất nhiều về các xu hướng hiện đại như thời trang, công nghệ, xe cộ hay đại loại một thứ gì đó thường xuyên được cải tiến... Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi: "Bitcoin là cái gì ?". Đây là một câu hỏi khá ấn tượng và nhưng cũng rất mơ hồ. Để thực sự có được một câu trả lời chi tiết chính xác rất khó. Bạn sẽ được nghe những người tự nhận mình là chuyên gia thổi phồng giá trị thực sự của nó và đưa bạn vào quỹ đạo của họ.
Bitcoin bắt đầu năm 2017 với một cú hit lớn khi giá trị của nó chạm mức đỉnh điểm trong ba năm trở lại đây. Thuở ban đầu khi loại tiền kỹ thuật số này mới xuất hiện, nó đã bị chỉ trích như một công cụ của giới tội phạm dùng để buôn bán ma tuý và thực hiện các hành vi bất hợp pháp. Nhưng giá trị của Bitcoin đã đạt hơn 120% giá trị trong năm vừa qua. Những nhà quan sát thị trường cho rằng việc Bitcoin bị đẩy lên cao như vậy là do nhu cầu tại Trung Quốc tăng cao trong bối cảnh Nhân Dân Tệ bị suy yếu; đây là một đợt suy yếu tiền tệ lớn nhất trong vòng hơn 20 năm qua. Dữ liệu của Bitcoinity cho thấy hầu hết khối lượng giao dịch đều đến từ Trung Quốc.
Có thể Bitcoin là một khái niệm còn khá mới mẻ đối với rất nhiều người, nhưng hiện tại nó đã tồn tại được hơn 8 năm. Vẫn chưa ai biết được người tạo ra Bitcoin là ai, mặc dù đã có một số người tự nhận mình là Satoshi Nakamoto. Thật sự là không ai biết được tương lai của Bitcoin sẽ đi về đâu và ít ai biết được Bitcoin đã chết 119 lần - theo 99Bitcoins, một website liệt kê cáo phó cho Bitcoin từ năm 2010 tới nay. Đi sâu vào câu chuyện này chúng ta hãy bắt đầu từ năm 2005, khi VinaGame lần đầu tiên phát hành tựa game đình đám trong làng MMORPG lúc ấy: Võ Lâm Truyền Kỳ.
Kiếm "tiền" bằng những cách trên khá chậm, loại "tiền ảo" này được dùng để mua sắm những vật phẩm tăng cường giúp người chơi trở nên mạnh hơn so với những người khác. Từ đó xuất hiện việc một số người chơi sẵn sàng trả tiền thật để đổi lấy những vật phẩm ảo này. Và rồi một ngành công nghiệp nổi lên được gọi là nghề "cày tiền" - người chơi sẽ đổi tiền thật để lấy thứ "tiền ảo" này. Các cơ quan chức năng không biết điều gì đang diễn ra. Việc "cày tiền" này hoàn toàn không phải là một mối đe doạ với họ. Nếu có đi nữa họ cũng không làm gì được ngoài việc đóng cửa trò chơi này. 10 năm trước có lẽ việc này chưa hẳn là phổ biến, nhưng loại "tiền ảo" và ngành công nghiệp "cày tiền" này dường như đã thiết lập ý tưởng xây dựng cryptocurrency ngày nay.
Bitcoin: một mã nguồn mở, một hệ thống ngang hàng để chống lại các gian lận. Người ta có thể khai thác Bitcoin bằng cách tải về một chương trình để thực hiện việc gọi là "đào Bitcoin". Công việc này có thể hiểu đơn giản như là một hệ thống đưa ra một con số ngẫu nhiên, bộ xử lý máy tính nào dự đoán con số chính xác và nhanh nhất sẽ được thưởng một lượng Bitcoin nhất định. Công việc này tích luỹ dần theo thời gian. Hệ thống Bitcoin lưu trữ chi tiết của mỗi lần trao thưởng vào một thứ gọi là "chuỗi khối". Chuỗi khối này được mã hoá, phân cấp và cập nhật liên tục cho hệ thống máy tính tham gia vào mạng lưới trên toàn cầu. Khi dữ liệu trong mạng lưới bị thay đổi, tất cả các máy tính sẽ phải kiểm tra lại dữ liệu, nếu dữ liệu có vấn đề thì hệ thống sẽ không chấp nhận cho việc thay đổi này. Đây là một nền tảng dữ liệu phân cấp, xử lý thông minh và linh hoạt.
Hệ thống Bitcoin đã tồn tại nhiều năm trong thế giới ngầm, chủ yếu trong giới game thủ hay những người am hiểu về máy tính. Cho tới năm 2010, mạng lưới thế giới ngầm trỗi dậy từ đống tro tàn của một cuộc suy thoái kinh tế trên toàn cầu. Năm 2012, họ xây dựng một thị trường riêng cho mình - Silk Road. Một thị trường tồn tại tất cả những gì có thể tồn tại, từ ma tuý, sừng tê giác, hàng hoá đánh cắp được... và họ chấp nhận Bitcoin như một loại tiền tệ trong mạng lưới. Và khi nhu cầu thực sự gia tăng, Bitcoin trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến, chủ yếu là từ nguồn gốc xuất hiện của mình.
Để có thể thực sự trở thành đồng tiền hữu ích, Bitcoin phải chứng minh mình đang được chấp nhận rộng rãi và có tính ổn định. Bitcoin vẫn gây rất nhiều tranh cãi vì những biến động giá trị của mình. Vẫn còn rất nhiều cryptocurrency khác cải tiến những nhược điểm của Bitcoin như Monero, Zcash hay Dash ngoài kia. Ít nhất một điều là các loại cryptocurrency này chưa thể dễ dàng thay thế Bitcoin được, nhưng nếu nó là một loại cryptocurrency hợp pháp và được chấp nhận rộng rãi thì việc nắm giữ nó sẽ không vô ích. Con người vẫn sẽ có nhu cầu đi tìm kiếm một loại tiền mới, cho đến lúc đó chúng ta sẽ vẫn tiếp tục sử dụng những tờ tiền giấy trong ví hay các con số điện tử nhảy múa trong thẻ ATM.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét